Những cơ chế quản lý vốn từ 2012 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam (Trang 47)

2.2.1.1. Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP gia đoạn 2012- 2013

Nguyên tắc thực hiện

Đối với vốn huy động: đơn vị kinh doanh bán toàn bộ về Hội sở theo giá mua bán chuyển vốn với cùng số lượng và kỳ hạn huy động.

Đối với vốn tín dụng: đơn vị kinh doanh mua toàn bộ các khoản giải ngân tín dụng từ Hội sở theo giá bán chuyển vốn với cùng số lượng và kỳ hạn cho vay (kỳ định giá lại).

Đối với các món vay, gửi tất toán trước hạn: Hội sở áp dụng hình thức tất toán trước hạn với các đơn vị kinh doanh tương tự như khi các đơn vị kinh doanh áp dụng với khách hàng nhưng mức margin ban đầu sẽ được điều chỉnh lại theo quy định về tất toán trước hạn trong từng thời kỳ.

Đối với các món vay trễ hạn, quá hạn: các đơn vị kinh doanh sẽ mua vốn lại từ Hội sở như một món vay mới và giá bán chuyển vốn sẽ là giá chuyển vốn áp dụng cho trường hợp trễ hạn được quy định trong từng thời kỳ.

Đối với các hạng mục còn lại của bản cân đối kế toán (ngoài huy động, ngoài cho vay) (phụ lục 1): đơn vị kinh doanh sẽ bán toàn bộ các hạng mục bên TSN và mua toàn bộ các hạng mục bên TSC. Các hạng mục tuỳ vào đặc điểm và tính ổn định sẽ được áp các mức giá chuyển vốn và kỳ định giá lại cụ thể.

Đồng tiền giao dịch

Tất cả các đồng tiền giao dịch phát sinh trong bảng cân đối kế toán nội bảng đều được sử dụng là đồng tiền tính toán bao gồm VND, ngoại tệ .

Trong các báo cáo thu nhập, chi phí, tất cả các lại ngoại tệ được quy đổi sang VND theo tỷ giá hạch toán tại ngày làm việc cuối kỳ xác định thu nhập, chi phí.

Phương thức thực hiện giao dịch

Đối với các dịch huy động và cho vay: vào cuối ngày, căn cứ vào danh sách các giao dịch đã được hạch toán tại các đơn vị kinh doanh, hệ thống Korebank sẽ thực hiện tự động các giao dịch đối ứng với Hội sở.

Đối với các hạng mục ngoài huy động và cho vay: căn cứ trên số dư tài khoản vào cuối ngày, hệ thống sẽ tự động thực hiện giao dịch mua bán vốn tương ứng giữa đơn vị kinh doanh và Hội sở cho toàn bộ số dư đó (giá chuyển vốn và kỳ hạn được quy định trong từng thời kỳ).

Hệ thống báo cáo

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam không sử dụng chương trình FTP riêng biệt hỗ trợ để phục vụ cho công tác hạch toán, báo cáo thống kê kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và Hội sở chính. Hiện nay Eximbank sử dụng chương trình phần mềm Korebank cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có những Module hỗ trợ màn hình nhập liệu, truy vấn và báo cáo liên quan đến cơ chế FTP. Các màn hình chính của cơ chế FTP được trình bày ở phụ lục 2. Báo cáo có thể được xuất ra file excel để theo dõi.

Nguyên tắc giá chuyển vốn

Được xây dựng chung cho các kỳ hạn chuẩn từ không kỳ hạn đến 60 tháng và cho các giao dịch đặc thù. Quy ước về kỳ hạn áp dụng FTP được trình bày ở phụ lục 3.

Được áp dụng cho từng giao dịch cụ thể, Được Hội sở công bố tại ngày phát sinh hoặc ngày định giá lại giao dịch đó và không thay đổi trong suốt kỳ định giá.

Lãi suất %/năm được tính trên cơ sở năm 360 ngày.

Căn cứ để áp giá chuyển vốn : Loại giao dịch (giao dịch mua vốn hay giao dịch bán vốn); mã sản phẩm (code); đồng tiền giao dịch; kỳ định giá lại.

Nguyên tắc tính toán và xây dựng giá chuyển vốn FTP

Tính toán và xây dựng giá chuyển vốn căn cứ trên

Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân danh nghĩa của từng đồng tiền.

Chi phí liên quan đến việc huy động vốn (dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi). Cấu trúc vốn của toàn hệ thống.

Tình hình và xu hướng lãi suất trên thị trường. Định hướng kinh doanh trong từng thời kỳ.

Tính toán và xây dựng giá chuyển vốn phải đảm bảo các nguyên tắc chung

Thể hiện được chi phí vốn thực tế. Ưu tiên cho các nguồn vốn rẻ.

Bù đắp hợp lý rủi ro tín dụng, chi phí khác…..

Đảm bảo các đơn vị kinh doanh khi huy động và cho vay theo biểu lãi suất công bố đề được lợi nhuận.

Trách nhiệm thực hiện giữa Hội sở chính và các chi nhánh

Trách nhiệm của Hội sở chính

Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm, bảng tổng kết tài sản kế hoạch của ngân hàng;

Giao các chỉ tiêu kế hoạch: huy động vốn, dư nợ tín dụng;

Xây dựng các hạn mức tín dụng, hạn mức và danh mục đầu tư, các hạn mức sử dụng vốn trong từng thời kỳ cho toàn hệ thống và từng chi nhánh;

Xây dựng các cơ chế, chính sách định hướng hoạt động toàn hệ thống;

Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản (bao gồm cả dự trữ bắt buộc) và rủi ro lãi suất toàn hệ thống;

Xây dựng và thực hiện cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ; Quản lý các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Trách nhiệm của Chi nhánh

Khảo sát thị trường, xây dựng kế hoạch Marketing;

Căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, các hạn mức được giao và lãi suất nội bộ của Hội sở chính để xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh;

Chăm sóc, phát triển khách hàng, kế hoạch kinh doanh;

Nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ thị trường và khách hàng, báo cáo đề xuất về Hội sở.

2.2.1.2. Cơ chế quản lý vốn Netting giai đoạn tháng 1/2014- 21/7/2014

Cuối năm 2013, có nhiều ý kiến khác nhau từ các chi nhánh về việc giữ hay thay đổi cơ chế quản lý vốn đang áp dụng. Để thống nhất quan điểm, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Eximbank đã quyết định lấy phiếu khảo sát đối với 44 chi nhánh trong cả nước. Trong tình trạng kinh tế gặp nhiều khó khăn, Margin lãi nhận được từ cơ chế FTP sụt giảm, phần lớn các chi nhánh đã chọn phương thức thay đổi cơ chế quản lý vốn hiện tại sang áp dụng cơ chế quản lý vốn phân tán Netting. Với quan điểm, chi nhánh huy động vốn giá nào thì sử dụng vốn giá đó. Chi nhánh chủ động về lãi suất để tăng sức cạnh tranh. Chi nhánh không cần phụ thuộc vào giá vốn của Hội sở, kinh doanh vốn độc lập để nâng cao mức lợi nhuận. Như vậy, kể từ ngày 1.1.2014 Eximbank chuyển từ cơ chế quản lý vốn tập trung FTP sang cơ chế quản lý vốn Netting (Eximbank gọi là cơ chế quản lý vốn FTP mới).

Nguyên tắc thực hiện

Với cơ chế quản lý vốn Netting (FTP mới), chi nhánh tự cân đối vốn huy động để cho vay, phần lợi nhuận thu được chi nhánh được hưởng toàn bộ. Do đó, chi nhánh chủ động quyết định mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay để cạnh tranh đồng thời đảm bảo lợi nhuận.

Sau khi tự cân nguồn huy động vốn và sử dụng vốn, Chi nhánh chỉ bán cho Hội sở phần vốn thừa hoặc mua phần vốn thiếu. Giá Hội sở mua/bán vốn với chi nhánh căn cứ trên lãi suất huy động bình quân của chi nhánh. Việc hạch toán mua bán vốn được thực hiện tự động hoá và kỳ hạn mua bán vốn là kỳ hạn qua đêm.

Định kỳ thông qua các cuộc họp giao ban của Ban Điều Hành, họp ALCO, Chi nhánh có thể biết được các thông tin về chủ trương, định hướng của Hội sở, về tình hình thị trường, tình hình hoạt động của hệ thống để từ đó quản lý, cân đối dòng vốn của chi nhánh.

suất, tỷ giá, kinh tế vĩ mô,…) nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro cho Ban Giám đốc Chi nhánh.

Nguyên tắc thực hiện

- Đối với các khoản mua bán vốn huy động, cho vay của Chi nhánh đã phát sinh trước ngày triển khai cơ chế mới (trước 1.1.2014)

Vẫn duy trì cơ chế mua bán vốn như cũ cho đến đáo hạn hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi suất/tái tục thì chuyển sang áp dụng theo cơ chế mới.

Sau 3 tháng chạy song song hai cơ chế, tất cả các khoản mua bán vốn theo cơ chế cũ được chuyển hết sang cơ chế mới. Hội sở sẽ xem xét chi trả phần lãi chênh lệch cho Chi nhánh.

- Các khoản cho vay lãi suất thấp hơn chi phí vốn, tài chính, kỹ thuật

Chi nhánh tự cân đối cho vay bằng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, áp dụng giá bán vốn theo nguyên tắc chung của cơ chế mới.

Trường hợp Chi nhánh lỗ khi cho vay, mức bù lỗ sẽ do Tổng Giám Đốc quyết định tùy từng trường hợp cụ thể và kế toán tổng hợp hướng dẫn hạch toán riêng, không tính vào giá mua bán vốn.

- Cân đối vốn của các PGD: Cơ chế giá mua bán vốn, mức margin α, β áp dụng thống nhất cho các PGD giống như cơ chế giá mua bán vốn áp dụng cho Chi nhánh. Phương pháp tính lợi nhuận của PGD được trình bày ở phụ lục 4.

- Chi phí dự trữ bắt buộc, Bảo hiểm tiền gửi (Mc) và thanh khoản (Mi): Tính theo quy định của NHNN theo số liệu thực tế của từng Chi nhánh.

Các khoản chi phí này được Hội sở hạch toán riêng, không tính vào giá mua/bán vốn của Chi nhánh.

Hàng ngày, phòng kinh doanh vốn Hội sở sẽ thông báo đến chi nhánh tỷ trọng số dư vốn thừa và vốn thiếu H2, H3, C2, C3 ( Phụ lục 5)

Xác định số dư và giá mua bán vốn giữa Hội sở và chi nhánh Xác định số dư giữa Hội sở và chi nhánh

- Xác định số dư huy động và cho vay của từng chi nhánh

huy động cũ đến kỳ điều chỉnh lãi suất kể từ ngày 01.01.2014

Cho vay mới (Cmới): bao gồm các khoản cho vay mới phát sinh, các khoản cho vay cũ đến kỳ điều chỉnh lãi suất kể từ ngày 01.01.2014

- Xác định số dư Chi nhánh bán vốn/mua vốn với Hội sở: Chi nhánh chỉ bán/mua vốn với Hội sở trên số dư thừa hoặc thiếu của chính Chi nhánh.

H23 = Hmới – Cmới > 0: chi nhánh thừa vốn, bán vốn về Hội sở số dư H23. C23 = Hmới – Cmới < 0: chi nhánh thiếu vốn, mua vốn từ Hội sở số dư C23

Xác định giá mua bán vốn giữa Hội sở và Chi nhánh

Trường hợp cả hệ thống thừa vốn

Hình 2.1. Mô hình cơ chế quản lý vốn Netting trong trường hợp cả hệ thống thừa vốn

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam -Tài liệu tập huấn nghiệp vụ)

Ghi chú:

GM: Giá mua, GB: Giá bán

GM2 = Lãi suất huy động bình quân của Chi nhánh thừa vốn cộng (+) αi αi : Margin huy động của từng Chi nhánh đối với số dư huy động H2

GB2 = GM2

GM3 = Lãi suất huy động bình quân của Chi nhánh thừa vốn cộng (+) α1i

- Giá Hội sở mua vốn của Chi nhánh thừa vốn

Số dư Giá HO mua

Hmới – Cmới = H23i = H2i + H3i GM2 = LSHĐBQ của chi nhánh đó + αi • H2i = a% x H23i • GM2 = LSHĐBQ của chi nhánh đó + αi • H3i = b% x H23i • GM3 = LSHĐBQ của chi nhánh đó + α1i

Ghi chú:

H23i : Số dư phần vốn thừa của từng Chi nhánh.

H2i : Phần vốn thừa cho Chi nhánh thiếu vay. H3i : Phần vốn thừa gửi liên ngân hàng .

+ a% : Tỷ trọng vốn thừa cho Chi nhánh thiếu vay, với a% = ∑ H2i /∑ H23i

+ b%: Tỷ trọng vốn thừa gửi liên ngân hàng, với b%= ∑ H3i /∑ H23i

Mức giá Hội sở mua vốn GM2 và GM3 được Hội sở điều chỉnh tuỳ theo từng thời kỳ.

- Giá Hội sở bán vốn cho Chi nhánh thiếu vốn

Số dư Giá HO bán

Cmới – Hmới = C2i GB2 = GM2

Ghi chú:

C2i : Số dư phần vốn thiếu của từng Chi nhánh

GB2 : Giá Hội sở bán vốn đối với dư nợ C2

Ví dụ minh hoạ: Giả định cả hệ thống có 2 chi nhánh A và B

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Huy động vốn Cho vay Thừa / thiếu vốn LSHĐBQ LSCVBQ Chi nhánh A 2,000 1,300 700 5.20% 10% Chi nhánh B 2,200 2,500 -300 5.30% 9.50% Toàn hệ thống 4,200 3,800 400

Như vậy, Chi nhánh A đang thừa 700 tỷ sẽ bán cho Hội sở; chi nhánh B thiếu 300 tỷ sẽ mua lại từ Hội sở. Hội sở lấy phần vốn mua chi nhánh A bán cho chi nhánh B phần thiếu là 400 tỷ, Hôi sở còn dư 300 tỷ sẽ đi gửi liên ngân hàng.

Tỷ trọng H2= 400/700 = 57.14% GB2= 6.5% Tỷ trọng H3= (700-400)/700 = 42.86%; GB3= 6.2%

Tỷ trọng C2= 100% MM2= GB2= 6.5%

Tỷ trọng C3= 0

Đối với chi nhánh A, huy động 2,000 tỷ với lãi suất huy động bình quân 5.2%; cho vay khách hàng 1,300 tỷ với giá cho vay bình quân 10%. Thừa vốn 700 tỷ gửi Hội sở, số dư H2 = 700*57.14%= 400 tỷ, lãi suất 6.5%; Số dư H3= 700*42.8%= 300 tỷ, lãi suât 6.2%.

Đối với chi nhánh B, huy động 2,200 tỷ với lãi suất huy động bình quân 5.3%; cho vay khách hàng 2,500 tỷ với lãi suất 9.5%. Thiếu vốn 300 vay từ Hội sở với giá C2 là 6.5%.

Trường hợp cả hệ thống thiếu vốn

Hình 2.2. Mô hình cơ chế quản lý vốn Netting trong trường hợp cả hệ thống thiếu vốn

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Tài tập huấn nghiệp vụ)

Ghi chú:

GM: Giá mua, GB: Giá bán

GM2 = Lãi suất huy động bình quân của Chi nhánh thừa vốn cộng (+) αi αi : Margin huy động của từng Chi nhánh đối với số dư huy động H2 GB2 = GM2

LSCV : LSCVBQ của các CNthiếu vốn đối với dư nợ C3 βi : Margin cho vay của Chi nhánh đối với dư nợ C3

- Giá Hội sở mua vốn của chi nhánh thừa vốn

Số dư Giá HO mua

Hmới – Cmới = H2i GM2 = LSHĐBQ của chi nhánh đó+ αi

Ghi chú:

H2i : Số dư phần vốn thừa của từng Chi nhánh.

αi : Margin huy động của từng Chi nhánh đối với H2.

Mức giá Hội sở mua vốn GM2 được Hội sở điều chỉnh tuỳ theo từng thời kỳ.

- Giá Hội sở bán vốncho chi nhánh thiếu vốn

Số dư Giá HO mua

Cmới – Hmới = C23i = C2i + C3i • GB2 = GM2

• C2i = y% x C23i • GB3 = LSCVBQ của các chi nhánh thiếu vốn – βi

• C3i = z% x C23i

Ghi chú:

C23i : Số dư phần vốn thiếu của từng Chi nhánh.

C2i : Phần vốn vay từ Chi nhánh khác. C3i : Phần vốn thiếu vay từ liên ngân hàng.

+ y%: Tỷ trọng vốn thiếu vay từ Chi nhánh thừa, với y% = ∑C2i /∑C23i

+ z%: Tỷ trọng vốn thiếu vay từ liên ngân hàng, với z% = ∑C3i /∑C23i GB2 : Giá Hội sở bán vốn đối với dư nợ C2.

GB3 : Giá Hội sở bán vốn đối với dư nợ C3, được Hội sở điều chỉnh tuỳ theo từng thời kỳ.

βi : Margin cho vay của từng Chi nhánh đối với dư nợ C3.

Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện

- Đối với một số chi nhánh thừa vốn sẽ gửi Hội sở với giá vốn H2, H3: Phần vốn chi nhánh tự cấn trừ giữa huy động và cho vay thì Margin lãi suất chi nhánh hưởng

cao. Tuy nhiên phần vốn thừa đem gửi Hội sở thì các chi nhánh phải có định hướng kỹ lưỡng phần vốn huy động tăng thêm. Thông thường huy động vốn kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất thị trường giai đoạn này liên tục giảm, phần đông khách hàng chuyển hướng gửi kỳ hạn dài để hưởng lãi cao và ổn định. Tuy nhiên, đối với các chi nhánh đang thừa vốn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)