Hạn chế của toàn hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam (Trang 75 - 78)

Phần mềm Korebank chưa hoàn chỉnh các phân hệ

Để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung thì phải có sự hỗ trợ của phần mềm Korebank. Tận dụng chương trình sử dụng trước đây (giai đoạn 2012-2013), khối Công nghệ thông tin đã cài đặt các phân hệ liên quan đến công tác điều chuyển vốn nội bộ để thuận tiện cho nhân viên chi nhánh trong quá trình hạch toán nghiệp vụ và báo cáo. Nhân viên chỉ cần hạch toán đúng tài khoản và chọn đúng Code lãi suất thì sẽ hoàn thành được bút toán và giao dịch điều chuyển vốn với Hội sở sẽ được thực hiện tự động dựa trên bút toán đó. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn chuyển đổi lại chương trình FTP có những phân hệ chưa hoàn chỉnh và chưa truy cập được để phục vụ cho nhu cầu theo dõi của chi nhánh. Ngoài ra, từng chương trình không có mã sản phẩm riêng nên chưa xem được lợi nhuận của chi nhánh từ điều chuyển vốn nội bộ cho từng sản phẩm, từng khách hàng để chi nhánh biết được sản phẩm nào, đối tượng khách hàng nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh mình để có những biện pháp kịp thời hướng đến đối tượng khách hàng đó và đối với nhóm sản

phẩm có lợi nhuận cao thì mở rộng tiếp thị thêm sản phẩm đó cho khách hàng. Hội sở cũng cần căn cứ vào thống kê lợi nhuận của từng sản phẩm và khách hàng để quyết định có duy trì một chương trình sản phẩm hay không. Hay những trường hợp phát sinh liên quan đến trình giảm/ miễn phí dịch vụ hay mua quà chăm sóc khách hàng, thu nhập khách hàng mang lại cho Eximbank chính là cơ sở để tờ trình được cấp lãnh đạo phê duyệt. Vì vậy, nếu chương trình Korebank không hỗ trợ thì nhân viên lập tờ trình sẽ tốn khá nhiều thời gian để thực hiện.

Có những chương trình Hội sở đã ban hành, tuy nhiên vẫn chưa cập nhật thông tin về chương trình trên phần mềm hệ thống dẫn đến khi chi nhánh áp dụng chương trình thì không chọn được Code lãi suất trên Korebank để có thể giải ngân hoặc huy động vốn phục vụ nhu cầu của khách hàng, gây chậm trễ cho khách hàng và ngân hàng. Một số chương trình giải ngân trong hợp đồng tín dụng thì quy định chu kỳ thay đổi lãi suất 1 tháng/ lần hay 3 tháng/ lần nhưng khi giải ngân, hệ thống Korebank luôn mặc định lãi suất cố định trong 1 năm đầu. Như vậy đòi hỏi nhân viên quản lý khoản vay đó phải theo dõi thường xuyên và điều chỉnh thủ công mức lãi suất đúng cho khách hàng, gây lãng phí thời gian và dễ dẫn đến sai sót trong khi tác nghiệp.

Mặt khác, do chuyển đổi nhiều lần trong chính sách quản lý vốn nhưng chỉ dùng chung một phần mền Korebank. Mặc dù khối công nghệ thông tin cài đặt, chỉnh sửa lại cho phù hợp nhưng vẫn còn xảy ra sai sót về phần thu trả lãi giữa Hội sở và các chi nhánh.

Chương trình sản phẩm chưa phong phú đa dạng

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chương trình sản phẩm của các ngân hàng càng đa dạng, phong phú và chi tiết thì càng dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Với việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung thì chi nhánh không còn tự quyết định mức lãi suất với khách hàng và phải tính toán huy động và cho vay bao nhiêu thì sẽ cân đối được nguồn vốn tại chi nhánh. Chi nhánh bây giờ như đại lý của ngân hàng, huy động và cho vay càng nhiều thì càng mang lại nhiều lợi nhuận.

Nhưng nhìn chung các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay chưa phong phú về mức lãi suất và đối tượng khách hàng để chi nhánh có thể tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng và mở rộng thị phần. Các chương trình sản phẩm huy động và cho vay của Eximbank hiện nay chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như huy động tiền gửi không kỳ hạn, huy động tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn thông thường; hay cho vay bổ sung vốn kinh doanh, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu… Một số chương trình khuyến mãi của Eximbank chủ yếu là quay số trúng thưởng và nhận quà tặng. Hầu hết các sản phẩm đều dành chung cho tất cả các đối tượng khách hàng, tất cả các chi nhánh và có nhiều nét tương đồng với sản phẩm của các ngân hàng khác. Chương trình sản phẩm đưa ra chưa thấy có sự phân khúc theo đối tượng khách hàng, phân khúc theo thị trường. Ví dụ như đối với những khách hàng VIP chưa có những chương trình khuyến mãi riêng để thể hiện sự quan tâm cũng như sự khác biệt giữa khách hàng VIP và khách hàng vãng lai. Hay ở một số vùng miền có những đặc trưng riêng như phát triển trồng cây cà phê, hạt điều cũng không có những chương trình ưu đãi dành cho các đối tượng này… Điều này gây khó khăn cho các chi nhánh trong việc tiếp thị sản phẩm đến khách hàng để tăng doanh số huy động, cho vay. Vì vậy, các chi nhánh khó có thể phát huy hết thế mạnh vùng miền và khai thác tối đa từng đối tượng khách hàng.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam về lịch sử ra đời, hình thành và phát triển; tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2012-2014.

Trên cơ sở thực trạng ứng dụng các cơ chế quản lý vốn tại ngân hàng Eximbank từ năm 2012 đến nay, luận văn đã đánh giá được những hiệu quả mang lại của cơ chế quản lý vốn FTP tại ngân hàng Eximbank. Đồng thời cũng tìm ra những hạn chế còn tồn tại của cơ chế này. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý vốn FTP tại Ngân hàng Eximbank trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển của NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

3.1.1. Chiến lược kinh doanh năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Chiến lược phát triển tổng thể của Eximbank đến năm 2020 là thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên các lĩnh vực chủ yếu của hoạt động ngân hàng (ngân hàng bán lẻ; ngân hàng đầu tư; ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu) và dịch vụ tài chính.

Chiến lược khác biệt hóa được thể hiện bằng sự khác biệt của Eximbank trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mang tính chiến lược, then chốt, mang tính cạnh tranh nhằm giữ vững và mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và quốc tế.

Mục tiêu phát triển của Eximbank là

Nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 03 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

Tiếp tục phát huy thế mạnh là một ngân hàng có nền tảng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắp cả nước, đồng thời đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là phục vụ cho khách hàng cá nhân.

Đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)