8 Bốc ục của luận văn
1.2. Chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay tiêu dùng
Theo Tổ chứcquốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa rakhái niệm về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc
tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách rời khỏi sự vật. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy.
Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, một sản phẩm có chất lượnglà sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền. Nó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sử hữu nó.Cách tiếp cận chất lượng từ góc độ tiêu chuẩn hay các thông số kỹ thuật có nguồn gốc từ ý niệm kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất và dịch vụ (có cả ngành ngân hàng). Trong bối cảnh này tiêu chuẩn được xem là công cụ đo lường, hoặc bộ thướcđo –một phương tiện trung gian để miêu tả những đặc tính cần có của một sảnphẩm hay dịch vụ. Chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được đo bằng sự phù hợp của nó với các thông số hay tiêu chuẩn được quy định trước đó.
Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong 20 năm gần đây người ta không chỉ nói tới việc sản phẩm phải phù hợp với các thông số kỹ thuật hay tiêu chuẩn cho trước, mà còn nói tới sự đápứng nhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó. Vì vậy khi thiết kế một sản phẩmhay dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định nhu cầu của khách hàng, để sản phẩmcó được những đặc tính mà khách hàng mong muốn và với giá cả mà họ sẽ hàilòng trả.
Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chất lượng tín dụng được nhìn nhận từ các giác độ(Nguyễn Thành Sơn, 2011):
− Chất lượng tín dụng được xét dưới giác độ doanh nghiệp: Do nhu cầu vốn vay được đáp ứng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí sản xuất, trả nợ ngân hàng và có lãi nên chất lượng tín dụng ngân hàng đứng trên góc độ doanh nghiệp chỉ đơn giản là thoả mãn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và làm cho đồng vốn sử dụng có hiệu quả.
− Xét dưới giác độ ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Khi cho vay ngân hàng phải thực hiện theo pháp lệnh ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của nghành. Xác định đối tượng cho vay và thẩm định kỹ khách hàng trước khi cho vay, nắm bắt thông tin và hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn vay, cơ sở hoàn trả vốn vay để đảm bảo món vay đượchoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra, đây là nguyên tắc cơ bản nhất đối với ngân hàng.Như vậy, chất lượng cho vay tiêu dùng thể hiện ở việc tạo ra lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng để trang trải các chi phíliên quan và bù đắp các rủi ro trong cho vay, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn của KH.
− Chất lượng tín dụng xét từ giác độ nền kinh tế - xã hội: Tín dụng ngân hàng trong những năm gần đây phản ánh rỏ rệt sự năng động của nền kinh tế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tín dụng ngân hàng phải huy động mức tối đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội để cung ứng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Tín dụng đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tạo thêm việc làm cho người cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế và khai thác mọi khả năng tiềm tàng, tích tụ vốn nhàn rỗi trong nước, tranh thủ vốn vay nước ngoài có lợi cho kinh tế phát triển.
− Chất lượng tín dụng thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đảm bảo được chất lượng thì khả năng thanh toán chi trả cao, tránh được rủi ro hệ thống. Nâng cao chất lượng tín dụng làm cho hệ thống ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hoà nhập với thế giới.
Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như: Thu hút được nhiều khách hàng tốt, cho vay được nhiều, thủ tục đơn giản, mức độ an toàn của vốn tín
dụng.Như vậy, chất lượng tín được hình thành và bảo đảm từ hai phía là ngân hàng và yếu tố bên ngoài. Để tránh rủi ro và thu được lợi nhuận trong hoạt động tín dụng, không có cách nào khác là ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng của mình.
Chất lượng cho vay tiêu dùng là chất lượng của các khoản cho vay tiêu dùng của NHTM. Các khoản cho vay tiêu dùng có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thông qua đó ngân hàng thu hồi được gốc và lãi, còn khách hàng có thể trả được nợ, bù đắp chi phí vàthoả mãn nhu cầu. Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xã hội (Lý Cẩm Hồng, 2014).
Chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM còn đượcthể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn của người vay tiêu dùng. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, từ đó ngân hàng sẽthu hồi được gốc và lãi, bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận. Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xã hội, tác động rất tích cực tới sự phát triểnkinh tế.
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng là việc NHTM cải thiện hiệu quả vốn vay tiêu dùng của KHCN phục vụ chomục đích tiêu dùng, qua đó tạo uy tín và thương hiệu để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng biểu hiện ở sự gia tăng tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, tổng doanh số cho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tăng trưởng số lượng KH được vay vốn tại NHTM.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng
Để phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM, một số chỉ tiêu sau đây được sử dụng(Nguyễn Thành Sơn, 2011):
− Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số trả nợ trong kỳ Dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng dành cho khách hàng, hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng
quay của vốn tín dụng càng cao càng chứng tỏ nguồn vốn tín dụng của ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hệ số này càng tăng thì càng cho thấy tình hình quản lý vốn tín dụng tốtbởi ngân hàng và chất lượng cho vay hiệu quả. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt, cũng như đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cho biết: một đồng vốn khi cho vay bình quân, ngân hàng sẽ thu hồi tiền nợ được bao nhiêu trong kỳ (đồng nghĩa với số tiền khách hàng trả được nợ trong kỳ).
− Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng = Dư nợ cho vay tiêu dùng t - Dư nợ cho vay tiêu dùng t-1
Dư nợ cho vay tiêu dùng t-1
Đây là chỉtiêu phản ánh việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng trong loại hình cho vay tiêu dùng. Xem xét trong nhiềunăm, tỷ lệ này cho biết tốc độ đó tăng hay giảm. Nếu như chỉ tiêu tăng qua các năm thì có thể thấy rằng tốc độ nâng cao chất lượng cho vay ngày càng tăng. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ tiêu này, cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác thì mới rút ra được kết luận đúng. Nếu như tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng nhỏ hơn so với các loại hình cho vay khác thì không thể nói rằng chất lượng CVTD được nâng cao.
− Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay của NHTM:
Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay = Dư nợ cho vay tiêu dùng
Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng∗ 100%
Sự tăng lên của con số này cũng đồng nghĩa với chất lượng cho vay tiêu dùng được nâng cao.
− Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn
− Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu
Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng∗ 100%
Tỷ lệ nợ xấu càng cao, chất lượng cho vay càng thấp. Tỷ lệ này cho biết trong 1 đồng cho vay, nợ xấu chiếm bao nhiêu đồng.
− Dự phòng rủi ro tín dụng
Rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt khi đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là rủi ro tín dụng (RRTD), do đó trích lập dự phòng RRTD là phương pháp các ngân hàng sử dụng để bù đắp những tổn thất mà RRTD gây ra. Dự phòng RRTD được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Việc xác định mức trích lập dự phòng RRTD được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các TCTD, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Sau khi đã phân loại các khoản vay thành 5 nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng chung và cụ thể đối với RRTD. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng; dự phòng cụ thể được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Công thức xác định dự phòng như sau:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó, R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: giá trị của khoản nợ; C: giá trị của tài sản bảo đảm; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng
1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan
− Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng phản ánh quy định và điều kiện, chủ trương, định hướng trong việc cấp tín dụngcủa ngân hàng, cụ thể do hội đồng quản trị
đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho hộ gia đình và cá nhân. Vì thế chính sách tín dụnglà nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Về cơ bản, nội dung của chính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng, chính sách marketing, chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách về lãi suất và thời hạn cho vay, chính sách về các khoản đảm bảo…
− Quy trình cho vay: một quy trình cho vay không rõ ràng, chặt chẽ, phức tạp sẽ làm mất thời gian và cơ hội kinh doanh của ngân hàng, cũng như cơ hội tìm kiếm khách hàng của ngân hàng. Do đó, quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng cần phải đơn giản, hợp lý, cụ thể, chi tiết vừa đảm bảo được các thông tin cần thiết, quan trọng, vừa không gây phiền hà cho khách hàng, giảm thiểu thời gian xử lý và thủ tục cho cả hai bên, nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát được rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay.
− Năng lực tài chính của ngân hàng: đây là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra các quyết định đầu tư của họ, trong đó có các quyết định về hoạt động cho vay tiêu dùng. Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản… Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sản thanh khoản lớn, khả năng huy động vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là có sức mạnh về tài chính. Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn thì ngân hàng có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng.
− Quy mô và cơ cấu huy động vốn của NHTM: đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng. Với lượng vốn huy động cao, NHTM sẽ có nhiều cơ hội mở rộng chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng cho vay. Ngược lại, nếu hoạt động huy động vốn gặp khó khăn thì ngân hàng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vay của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Hơn nữa, tình trạng thiếu vốn khiến ngân hàng tăng lãi suất huy động,
từ đó lãi suất cho vay cũng phải tăng lên, từ đó dẫn đến mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng bị han chế nhất định. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng. Nếu tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn quá lớn, ngân hàng không đủ nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các nhu cầu vốn dài hạn của khách hàng, chẳng hạn như nhu cầu đầu tư mua sắm bất động sản, dẫn đến việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng cũng khó khăn hơn.
− Đội ngũ cán bộ nhân viên của NHTM: ngành dịch vụ, tài chính có đặc điểm nổi bật là chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, do nhân viên ngân hàng nói chung và CBTD nói riêng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, do đó, họ là hình ảnh đại diện cho ngân hàng trong con mắt khách hàng. Đội ngũ nhân viên có trình độ, có tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình sẽ tạo nên thương hiệu cho ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM thuận lợi hơn.
− Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý thông tin của ngân hàng, là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đó. Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn và dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ gia tăng về