Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tân định (Trang 31 - 33)

8 Bốc ục của luận văn

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng

Để phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM, một số chỉ tiêu sau đây được sử dụng(Nguyễn Thành Sơn, 2011):

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số trả nợ trong kỳ Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng dành cho khách hàng, hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng

quay của vốn tín dụng càng cao càng chứng tỏ nguồn vốn tín dụng của ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hệ số này càng tăng thì càng cho thấy tình hình quản lý vốn tín dụng tốtbởi ngân hàng và chất lượng cho vay hiệu quả. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt, cũng như đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cho biết: một đồng vốn khi cho vay bình quân, ngân hàng sẽ thu hồi tiền nợ được bao nhiêu trong kỳ (đồng nghĩa với số tiền khách hàng trả được nợ trong kỳ).

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng = Dư nợ cho vay tiêu dùng t - Dư nợ cho vay tiêu dùng t-1

Dư nợ cho vay tiêu dùng t-1

Đây là chỉtiêu phản ánh việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng trong loại hình cho vay tiêu dùng. Xem xét trong nhiềunăm, tỷ lệ này cho biết tốc độ đó tăng hay giảm. Nếu như chỉ tiêu tăng qua các năm thì có thể thấy rằng tốc độ nâng cao chất lượng cho vay ngày càng tăng. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ tiêu này, cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác thì mới rút ra được kết luận đúng. Nếu như tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng nhỏ hơn so với các loại hình cho vay khác thì không thể nói rằng chất lượng CVTD được nâng cao.

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay của NHTM:

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay = Dư nợ cho vay tiêu dùng

Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng∗ 100%

Sự tăng lên của con số này cũng đồng nghĩa với chất lượng cho vay tiêu dùng được nâng cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng∗ 100%

Tỷ lệ nợ xấu càng cao, chất lượng cho vay càng thấp. Tỷ lệ này cho biết trong 1 đồng cho vay, nợ xấu chiếm bao nhiêu đồng.

Dự phòng rủi ro tín dụng

Rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt khi đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là rủi ro tín dụng (RRTD), do đó trích lập dự phòng RRTD là phương pháp các ngân hàng sử dụng để bù đắp những tổn thất mà RRTD gây ra. Dự phòng RRTD được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Việc xác định mức trích lập dự phòng RRTD được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các TCTD, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Sau khi đã phân loại các khoản vay thành 5 nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng chung và cụ thể đối với RRTD. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng; dự phòng cụ thể được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Công thức xác định dự phòng như sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó, R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: giá trị của khoản nợ; C: giá trị của tài sản bảo đảm; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tân định (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)