Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tân định (Trang 73)

8 Bốc ục của luận văn

2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ cho ngân hàng, chấp nhận nợ quá hạn trong một thời gian nhất định, cụ thể là chi nhánh hay bị quá hạn lãi. Chính nguyên nhân này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Khách hàng cố tình cung cấp sai lệch thông tin hoặc che dấu về các thông tin cá nhân, dự án hoạt động của mình hoặc lừa dối ngân hàng, bằng cách lập một bộ hồ sơ vay vốn hoàn hảo nhằm qua mặt các cán bộ tín dụng và ngân hàng.

TÓM TT CHƯƠNG 2

Thông qua nội dung chương này, tác giả đã trình bày thực trạng tín dụng cho vay tiêu dùng tại Eximbank – chi nhánh Tân Định. Đầu tiên, tác giả phân tích tình hình cho vay tại chi nhánh, trên cơ sởđó, thực trạng cho vay tiêu dùng đã được trình bày. Qua đó, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đã được đế cập ởchương 1 đểđánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng ở Eximbank –CN Tân Định qua ba năm (từnăm 2016 đến năm 2018). Tuy nhiên, chi nhánh vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định trong cho vay tiêu dùng. Đây chính là cơ sở hình thành các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế sự rủi ro của ngân hàng khi cho khách hàng cá nhân vay vốn và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng sẽ được trình bày ởchương 3 cũng là chương cuối của bài luận văn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIN NGH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TI EXIMBANK CHI NHÁNH TÂN ĐỊNH 3.1. Mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển của Eximbank – chi nhánh Tân Định

Với định hướng vươn lên phát triển thành một trong những tập đoàn tài chính lớn, vững mạnh, Eximbank đã tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội, khắc phục các điểm yếu, phát huy lợi thế so sánh của Eximbank và của các đối tác chiến lược trong và ngoài nước nhằm nâng cao vị thếvà năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh thị phần – mở rộng lĩnh vực và quy mô hoạt động một cách hiệu quả và bền vững như:

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tín dụng dưới các hình thức cấp tín dụng. ðồng thời, tiếp tục mở rộng tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn, kinh doanh hợp pháp và có đủđiều kiện trả nợngân hàng đều được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng một cách thuận lợi, bảo đảm quản lý tuân thủ tuyệt đối các giới hạn cũng như quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và hiệu quả kinh tế bền vững. ðổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục cấp tín dụng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhóm khách hàng. Thực hiện nguyên tắc hạn chế tập trung rủi ro tín dụng và đa dạng hóa ngành hàng, lĩnh vực và khách hàng nhằm phân tán rủi ro tín dụng trên cơ sở thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiện hữu, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, công cụ hạn mức tín dụng, hệ thống thông qua thông tin tín dụng đầy đủ, nhất là thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh. Phân bổ vốn tín dụng hợp lý trên cơ sởđảm bảo lợi nhuận và hạn chế rủi ro, ưu tiên cấp tín dụng cho các dựán đầu tư có hiệu quả kinh tế cao và mức độ rủi ro ở mức cho phép.

Chất lượng và an toàn hoạt động tín dụng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu; gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tăng trưởng tín dụng để hạn chế sự gia tăng nợ xấu mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng; đẩy mạnh xử lý nợ xấu đểđảm bảo duy trì nợ xấu ở mức an toàn và có thể kiểm soát được. Đổi mới cơ chế, chính sách, thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với

đặc điểm kinh doanh và nhóm khách hàng. Những quy định và thủ tục rõ ràng, đơn giản hơn cũng sẽ làm giảm đi những chi phí giao dịch, tránh được những tâm lý e ngại của khách hàng khi vay vốn.

Công tác xây dựng chính sách tín dụng, khẩu vị rủi ro, công tác theo dõi, báo cáo, kiểm soát được thực hiện thường xuyên, độc lập và tập trung tại Khối Quản lý rủi ro. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Eximbank được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

• Tuân thủquy định của Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật khác có liên quan, và các quy định nội bộ của Eximbank;

• Phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư trong hoạt động tín dụng; • Kiểm tra, kiểm soát chéo trong hoạt động tín dụng của Eximbank;

• Tự chủ trong hoạt động cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình; công khai, minh bạch, nhất quán trong tất cảcác quy định cấp tín dụng;

• Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cảcác giai đoạn của quá trình cấp tín dụng và được duy trì thường xuyên, liên tục;

• Phân định trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình cấp tín dụng và quản lý tiền vay;

• Thường xuyên rà soát các chính sách, quy định tín dụng để đánh giá lại tính đồng bộ và phù hợp với quy định pháp luật có liên quan.

Trong năm 2019, Eximbank và chi nhánh Tân Định tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng vận hành ngoài hệ thống Corebanking, có tính năng xác định xác suất vỡ nợ (PD) nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị rủi ro trong khâu phê duyệt tín dụng và từng bước đáp ứng yêu cầu tuân thủ Basel 2. Ngoài triển khai Golive hệ thống Core banking mới, trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Eximbank tiếp tục triển khai hệ thống ứng dụng xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống ứng dụng tuân thủThông tư 41/2016/TT-NHNN. Ngoài ra, Eximbank đang triển khai các dự án khác và thực hiện công tác quản lý, bảo trì, phát triển hệ thống CNTT, đảm

bảo hệ thống vận hành ổn định và an toàn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của Ngân hàng.

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Eximbank – CN Tân Định Định

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Chi nhánh Tân Định cần quan tâm và xây dựng những chính sách cho vay riêng biệt đối với các khoản vay cá nhân, giúp tăng tính thống nhất, giảm thời gian và chi phí khi cho vay, từ đó nâng hiệu quảcho vay. Đa dạng hoạt cũng như hiện đại hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Đặc biệt, nâng tỷ trọng cho vay tín chấp đối với KHCN. Ngân hàng cần quảng bá sản phẩm này sâu rộng hơn đến đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cho vay cũng cần được nới lỏng nhưng không cho vay tràn lan, không kiểm soát mà công tác thẩm định cần phải sát sao, kỹ lưỡng, được giám sát chặt chẽđể hạn chế hạn chế rủi ro tín dụng. Mặc dù cho vay tín chấp là sản phẩm chứa đựng nhiều rủi ro nhưng nếu có phương án quản lý tốt thì đây thực sự là một mảng tín dụng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho Ngân Hàng.

Đơn giản hóa thủ tục, hồsơ cho vay, thống nhất các mẫu biểu cũng như rút ngắn thời gian cấp tín dụng. Trong một sốtrường hợp, một số thủ tục ngân hàng có thể làm thay cho khách hàng, như thế sẽnhanh hơn, đỡ tốn kém hơn.

Ngân hàng cũng nên xây dựng mối quan hệkhăng khít, lâu dài với phòng công chứng, trở thành đơn vịthường xuyên giao dịch. Từđó, giúp ngân hàng chứng thực các loại giấy tờ pháp lý có liên quan nhanh chóng với chi phí thấp và độ chính xác cao.

Trong công tác cho vay, CBTD cần áp dụng tốt các kỹ thuật phân tích tín dụng, trong đó có nguyên tắc 6C, đó là: đặc tính tư cách cho vay (Character); năng lực của người vay (Capacity); thu nhập của người vay (Cash); đảm bảo tiền vay (Collateral); Các điều kiện khác (Conditions); kiểm soát (Control).

Xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ tại TCTD. Xây dựng và tổ chức tốt hệ thống khai thác và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng. Thông tin tín dụng; thông tin khách hàng và các thông tin tài chính tiền tệ; thông tin kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng trong quá trình thẩm định, phân tích và đánh giá khách hàng để có được quyết định cho vay chính xác. Về mặt kỹ thuật, trước một đề nghị xin vay vốn của khách hàng, câu hỏi đầu tiên của cán bộ thẩm định là: khách hàng này như thếnào? Có đủđộ tin cậy và minh bạch trong thông tin của khách hàng hay không?... Để có câu trả lời đúng về những vấn đề này đòi hỏi ngân hàng phải phân tích, đánh giá đúng vềkhách hàng trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được về khách hàng, vềphương án SXKD, về dựán đầu tư, về uy tín và vốn kinh doanh của khách hàng, về tài sản đảm bảo… Các thông tin này đòi hỏi phải đầy đủ, chính xác và kịp thời, phải đảm bảo tính an toàn.

3.2.2. Đa dạng hoá danh mục cho vay

Cho vay tiêu dùng của Eximbank –CN Tân Định mặc dù đã có nhiều sản phẩm cho vay nhưng phân bố tỷ trọng không đồng đều, do đó để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng Eximbank – CN Tân Định cần tập trung mở rộng từng sản phẩm, cụ thểnhư đầu tư vào cho vay du học, hiện tại cho vay du học tại đây không mấy phát triển trong khi đây là khoản vay an toàn nhất. Vì thế nên đầu tư vào một số hoạt động cho vay, điển hình là cho vay du học đểđem về nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, thu hút thêm khách hàng.

Ngoài những sản phẩm tín dụng trên, chi nhánh có thể cấp tín dụng thêm cho một sốlĩnh vực khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro, bù trừ giữa kết quả của các khoản vay, hạn chế tổn thất có thể xảy ra. Hiện nay, đối tượng cho vay tiêu dùng chủ yếu mà ngân hàng đang phục vụ là những cá nhân có tài sản thế chấp và công nhân viên chức nhà nước có thu nhập ổn định với phương thức cho vay trả góp. Đối với những khách hàng này, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi để thu hút họ đến với Ngân hàng nhiều hơn và

sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Những khách hàng thường xuyên hiện nay mà ngân hàng đang thực hiện cho vay tiêu dùng (như đội ngũ giáo viên, lực lượng cán bộ nhân viên ngành công an, cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định) lại chỉ chiếm một phần nhỏtrong dân cư. Do đó, chi nhánh cần mở rộng ra các đối tượng cá nhân, hộgia đình, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Ngân hàng cần chú trọng mở rộng đối tượng cho vay các mục đích này hơn nữa không những thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần mà còn tăng sức cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn. Ngân hàng nên chủđộng tiếp cận với những khách hàng này thông qua việc hợp tác với các công ty, những người môi giới có liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Cụ thểnhư hợp tác với các công ty sản xuất ô tô, xe máy; các trung tâm nhà đất; các công ty du lịch; hay các công ty xuất khẩu lao động…. chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng đến với Ngân hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing

Mang thông tin sản phẩm mới đến người dân thông qua các phương tiện thông tin như quảng cáo trên kênh truyền hình – một trong những cách mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng và mang lại nhiều thành công. Hay quảng cáo qua hộp thư điện tử các sản phẩm như cho vay du học, cho vay mua ô tô trảgóp… bởi internet là nơi truy cập thông tin phổ biến và các đối tượng như học sinh, sinh viên, những cá nhân và gia đình có thu nhập cao là sốlượng truy cập lớn. Thông qua đó, chi nhánh ngân hàng có thể giới thiệu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thông điệp mà Ngân hàng muốn gửi tới khách hàng.

Tuyên truyền, quảng cáo ngay tại ngân hàng bằng cách bố trí cho khách hàng quan sát, thấy được các hình ảnh về Ngân hàng, về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Cán bộ ngân hàng là hình ảnh thu nhỏ của ngân hàng nên các cán bộ ngân hàng cần ý thức được rằng: “Mỗi cán bộ Ngân hàng là một tuyên truyền viên tích cực và hiệu quả nhất về chính sách cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.”. Muốn

vậy, phải có chế độ đãi ngộ thích hợp với chính cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

Hàng năm, ngân hàng tổ chức hội nghị, hội thảo khách hàng, qua đó tạo được mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng, để đánh giá những mặt được, chưa được về hoạt động cho vay tiêu dùng, từđó có các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ. Qua hội nghị khách hàng, giúp ngân hàng hiểu rõ những khókhăn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đánh giá và nắm bắt được các nhu cầu mới nảy sinh trong khách hàng, từđóđưa ra cách thức cung ứng sản phẩm, cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

3.2.4. Giải pháp giảm thiểu rủi ro

Để hạn chế tối đa rủi ro khi tiến hành cho vay tiêu dùng, ngân hàng nên thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, thẩm định trước khi giải ngân và tăng cường hình thức cho vay có TSĐB. Đặc biệt với những hồsơ vay mà chủ thể là cá nhân, nguồn thanh toán chính là lương, ngân hàng cần chú trọng việc thẩm định chắc chắn nguồn thanh toán đó là ổn định và thường xuyên giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi hàng tháng của khách hàng để giải quyết kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên có biện pháp để có thể ràng buộc trách nhiệm của người xác nhận nguồn thu nhập của khách hàng vay nhằm giảm thiểu tình trạng một khách hàng có thể vay nhiều khếước hoặc khi khách hàng không còn công tác tại đơn vịđó nhưng đơn vị không có trách nhiệm trong việc thông báo với ngân hàng và không bàn giao trách nhiệm cho đơn vịnơi khách hàng đến công tác.

Bên cạnh đó, khi tiến hành thẩm định trước khi giải ngân, ngân hàng cũng nên tìm hiểu kỹ về khách hàng của mình, xem xét kỹ nguồn trả nợ và có thể liên hệ với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn để biết thêm thông tin về khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng nên tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, thành lập ban độc lập đểđối chiếu trực tiếp khách hàng vay vốn thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý những biểu hiện bất thường của khách hàng nhằm hạn chế

thấp nhất rủi ro thông đồng giữa CBTD và khách hàng cũng như gian lận trong quá trình thẩm định của CBTD.

3.2.5. Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng, môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, do vậy đòi hỏi chất lượng đội ngũ nhân sự cũng phải ngày càng được nâng cao đểđáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp của công việc. Đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng, vì hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tân định (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)