Sau khi phân tích tương quan, phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter trên 4 biến đo lường độc lập và 1 biến phụ thuộc nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết liên quan. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giá trị Sig. của yếu tố Mối quan hệ với đồng nghiệp Sig.= 0,108 > 0,05 do đó yếu tố này không có ý nghĩa về mặt thống kê nghiên cứu loại bỏ hỏi mô hình và thực hiện phân tích hồi quy với 03 yếu tố còn lại là Sự căng thẳng trong công việc; Đào tạo và phát triển; Sự thỏa mãn trong công việc. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.15.
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy với phương pháp Enter Các hệ số của phương trình hồi qui a
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 Hằng số 4.189 .305 13.739 .000 DTPT -.270 .069 -.219 -3.919 .000 .800 1.250 CTCV .238 .056 .213 4.239 .000 .992 1.008 TM -.298 .059 -.284 -5.064 .000 .795 1.258
a: Biến phụ thuộc: YDNV
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)
Kết quả cho thấy hệ số yếu tố Sự căng thẳng trong công việc có tác động mạnh mẽ nhất lên ý định nghỉ việc với hệ số Beta lớn nhất ( Beta= 0.213), tiếp đến là Đào tạo và phát triển với Beta= -0.219, cuối cùng là Sựu thỏa mãn trong công việc (Beta= -0.284)
Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy hệ số R2 điều chỉnh = 0,544, kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa sig = 0,000. Do đó, mô hình hồi quy phù hợp để phân tích sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập hay nói cách khác các biến độc lập giải thích được 54,4% phương sai của biến phụ thuộc. Độ chấp nhận (Tolerance) của các biến độc lập đều tiến tới 1 và hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến đo lường khá nhỏ VIF <2 (VIF > 10 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).