Nghiên cứu tổng hợp một vài nghiên cứu trong nước có liên quan đến ý định nghỉ việc của nhân viên theo bảng dưới đây.
Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước có liên quan đề tài nghiên cứu
STT Tên đề tài Các yếu tố Tác giả
1 Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các công ty tư nhân tại Tp. HCM
(1) Lương và phúc lợi, (2) Hài lòng công việc, (3) Gắn kết tới tổ chức, (4) Áp lực công việc, (5) Đào tạo và phát triển, (6) Văn hóa tổ chức.
Lê Tấn Đạt (2015)
2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động trẻ có trình độ cao đẳng trở lên tại địa bàn Tp. HCM
(1) Tình trạng căng thẳng trong công việc; (2) Sựu cam kết mang tính liên tục; (3) Nhân thức tái định hướng nghề nghiệp.
Nguyễn Đông Triều (2011) Sự thỏa mãn trong công
việc
Ý định nghỉ việc Mối quan hệ với đồng
nghiệp và cấp trên Sự căng thẳng
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của công chức – viên chức nhà nước
(1) sự phù hợp; (2) Hành vi lãnh đạo; (3) Quan hệ nơi làm việc; (4) Huấn luyện và phát triển; (5) Lương, thưởng và sự công nhận; (6) Truyền thông; (7) Sự yêu thích; (8) Môi trường làm việc vật lý
Cao Hào Thi, Võ Quốc Hưng (2010)
(Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp)
Như vậy có thể thấy, ý định nghỉ việc của nhân viên là đề tài được quan tâm khá nhiều trên thế giới và ở Việt Nam. Các nghiên cứu về ý định nghỉ việc không chỉ dừng lại ở một mà còn được nghiên cứu ở rất nhiều các lĩnh vực, các hình thức tổ chức và cả các đối tượng được khảo sát khác nhau. Ngành ngân hàng luôn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, sự phát triển của nền kinh tế bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển của một hệ thống tài chính lành mạnh, bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu về ý định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng là rất cần thiết. Xu hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc thì các nhà nghiên cứu thường tập trung vào hai nhóm nguyên nhân: các nguyên nhân về giá trị bản thân và các nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp để dự đoán hành vi nghỉ việc. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, đề tài ứng dụng mô hình nghiên cứu của Halawi (2014) và Hazrina (2010) nhằm nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố lên ý định nghỉ việc của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên yếu tố sa thải nhân viên – yếu tố tác động thuộc nhóm nghỉ việc không tự nguyện và nhân tố gia đình trong nghiên cứu của Halawi (2014) không phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài nên đã được loại bỏ và thêm yếu tố sự hài lòng trong công việc. Như vậy, nghiên cứu gồm các yếu tố:
-Sự căng thẳng trong công việc
-Đặc tính cá nhân
-Sự thỏa mãn trong công việc
-Sự huấn luyện đào tạo và phát triển nghề nghiệp
-Mối quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp
-Lương thưởng
Với năng lực, khả năng và trình độ kiến thức còn hạn chế, đề tài nghiên cứu chỉ đi vào phạm vi nhỏ hẹp nhằm đánh giá sự tác động của các yếu tố trên đến ý định nghỉ việc của nhân viên, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm duy trì, giữ chân, thu hút, phát triển đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu của chất lượng nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP.