Theo Creswell (2003), trong nghiên cứu khoa học có 3 cách để có thang đo sử dụng trong nghiên cứu: (1) Sử dụng thang đó đã có - sử dụng nguyên thang đo
Xác định mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Xây dựng thang đo và phiếu khảo sát
Mô hình và thang đo hiệu chỉnh
Nghiên cứu định lượng
Kết quả nghiên cứu
- Chọn mẫu và khảo sát
- Kiểm định thang đo, phân tích dữ liệu với các phương pháp: đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui….
Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị
do các nhà nghiên cứu trước đây xây dựng; (2) Sử dụng thang đo đã có nhưng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với không gian nghiên cứu; (3) Xây dựng thang đo hoàn toàn mới.
Cơ sở lý thuyết ở chương 2 xây dựng 7 khái niệm nghiên cứu, đều là khái niệm đơn chứng. Thang đo các khái niệm được tổng hợp từ thang đó có sẵn từ những nghiên cứu trước, nhưng có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với phạm vi và không gian nghiên cứu. Các khái niệm nghiên cứu đều được thiết kế đo lường theo thang đo Likert (Likert, 1932) 5 mức độ. Với thang đo này, nghiên cứu sẽ thấy được ý kiến của đối tượng được khảo sát thể hiện ở từng nhân tố tác động đến quyết định của họ ở mức độ nhiều hay ít được biểu hiện bằng các con số từ 1 đến 5 ứng với các quy ước 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý.