3.3.1. Mẫu nghiên cứu
Theo Zikmund (2003), quá trình lấy mẫu chủ yếu liên quan đến việc xác định đối tượng mục tiêu, xác định khung mẫu, lựa chọn một phương pháp lấy mẫu, xác định kích thước mẫu và chọn các yếu tố mẫu. Mẫu tổng thể được định nghĩa là tập hợp đầy đủ của các đơn vị phân tích đang được điều tra, trong khi yếu tố là đơn vị mà từ đó các dữ liệu cần thiết được thu thập (Davis, 2000).
Theo Hair & ctg (2010) thì tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1 (nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát). Trong mô hình nghiên cứu có 47 quan sát, do đó kích thước mẫu tối thiểu đưuợc xác định là 47*5 = 235 mẫu. Để đảm bảo số lượng mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thực hiện.
Để đáp ứng thông tin yêu cầu cho nghiên cứu, đối tượng điều tra là các nhân viên kinh doanh hiện tại đang công tác tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp. HCM.
Phương pháp điều tra bằng cách gửi phiếu khảo sát trực tiếp tới những người thân, bạn bè hiện đang làm việc tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp. HCM. Thời gian tiến hành điều tra được thực hiện từ Tháng 8/2018 đến Tháng 9/2018.
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tiến hành mã hóa, làm sạch và xử lý bằng công cụ SPSS 16.0. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong việc đánh giá thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu gồm:
Thống kê mô tả: Mô tả thông tin mẫu thu thập được theo, giới tính, vị trí chức danh, trình độ học vấn, thời gian công tác, độ tuổi và thu nhập trung bình hàng tháng.
Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy- Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Trong đó, Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái miện nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hair & ctg (2010) và Kline (2005) cho rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.8 trở lên là thang đo tốt; từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà nghiên cứu (Nunally,1978; Peteson, 1994; Slater, 1995) đề nghị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nếu Cronbach’s Alpha quá cao (>0.95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo. Biến quan sát thừa là biến đo lường một khái niệm hầu như trùng với biến đo lường khác, khi đó biến thừa nên được loại bỏ. Mặt khác, Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại, vì
vậy, bên cạnh Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng và những biến nào có tương quan biến tổng <0.3 sẽ bị loại bỏ.
Phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương pháp kỹ thuật được sử dụng để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố ít hơn có ý nghĩa hơn dựa trên mối tương quan giữa các biến với nhau nhưng vẫn chứa hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Khi phân tích đánh giá giá trị thang đo bằng phương pháp EFA, hệ số KMO và tiêu chuẩn Bartlett được dùng để đánh giá mức độ tương quan nội tại giữa các biến quan sát với nhau trong tổng thể. Theo Kaiser (1974) nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett < 0,05 (Sig < 0,05) thì các biến có tương quan với nhau trong tổng thể và phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng là thích hợp. Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Engenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumunlative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu bị thất thoát). Theo Gerbing và Anderson (1988), các nhân tố có Engenvalue <1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc. Vì thế, các nhân tố chỉ được rút trích tại Engenvalue ≥1 và và trọng số nhân tố ≥ 0,5 mới được xem là nhân tố đại diện các biến và thực sự đo lường khái niệm cần đo lường. Một chỉ tiêu cuối cùng để đánh giá sự phù hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA là tổng phương sai trích TVA (Total variance explained). Theo Nguyễn Đình Thọ & ctg (2011) Tổng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên (≥ 50%) thì mô hình EFA được xem là phù hợp.
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được dùng để kiểm định các giả thuyết đặt ra và biện luận kết quả dựa trên trọng số hồi quy trong mô hình hồi quy qua việc sử dụng phép kiểm định F với mức ý nghĩa sig < 0,05 và xem xét hệ số xác định R2 nhằm đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Hệ số xác định hiệu chỉnh (adjusted coefficient of etermination) R2 hiệu chỉnh đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua việc kiểm định giả thuyết bằng phép kiểm định F với mức ý nghĩa 5%. Hệ số xác định hiệu chỉnh càng lớn thì mô hình
hồi quy càng phù hợp và có ý nghĩa càng cao. Trọng số hồi quy chuẩn hóa β được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có trọng số β càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2011) . Khi ước lượng mô hình hồi quy bội chúng ta phải kiểm tra sự không tương quan hoàn toàn giữa các biến độc lập với nhau tức là kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (Multicolinearity) bằng cách sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF của một biến độc lập nào đó > 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra tức là biến độc lập đó hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy đa bội (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2011).
Dựa vào mô hình lý thuyết, phương trình hồi quy có dạng như sau:
Ý định nghỉ việc = β0 + β1*Sự căng thẳng trong công việc +β2*Sự thỏa mãn trong công việc +β3*Cam kết với tổ chức +β4*Đào tạo và phát triển nghề nghiệp + β5*Mối qua hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp + β6*Lương thưởng. Tóm tắt chương 3
Chương 3 mô tả về các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được vẽ ra từng bước xác định được vấn đề, tổng hợp nền tảng lý thuyết, xây dựng thang đo, các kỹ thuật xử lý đến kết quả kiểm định nghiên cứu cuối cùng. Chương này xây dựng chi tiết thang đo cho từng khái niệm nghiên cứu. Cụ thể, mô hình có 06 khái niệm nghiên cứu, thang đo cho 06 khái niệm đều được xây dựng theo thang đo Likert 5 mức độ, bao gồm 47 biến quan sát. Mẫu nghiên cứu, phương pháp điều tra mẫu được xác định với cỡ mẫu là 47*5= 235. Chương này cũng trình bày chi tiết công cụ phân tích dữ liệu là phần mềm SPSS 16.0 và các phương pháp xử lý dữ liệu.
Chương tiếp theo là kết quả nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng các phương pháp phân tích dữ liệu được trình bày trong chương 3.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 trình bày kết quả phân tích định lượng đối với dữ liệu thu thập được bằng các phương pháp phân tích được giới thiệu trong chương 3. Nội dung chương này trình bày các kết quả kiểm định thang đo và các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đề xuất; kết quả đo lường tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc ý định nghỉ việc của nhân viên. Chương 4 bao gồm các phần: 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu; 4.2. Kết quả nghiên cứu; 4.3. Kiểm định giả thuyết; 4.4. Kiểm định các giả định trong hàm hồi quy tuyến tính bội; 4.5. Kiểm tra sự khác biệt các thuộc tính giữa các nhóm lao động.
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Quá trình điều tra mẫu nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 9/2018. Dữ liệu thu thập được thông qua bảng câu hỏi chi tiết đối với những đối tượng là những nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh trực tiếp đang công tác tại các ngân hàng trên địa bàn Tp. HCM.
Tổng số bảng khảo sát phát ra là 350. Kết quả thu về 330 phiếu. Các phiếu được kiểm tra và loại bỏ những bảng khảo sát không hợp lệ do thông tin trả lời không đầy đủ hoặc đối tượng làm khảo sát không thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu như thuộc cấp quản lý; không thuộc bộ phận kinh doanh, kết quả 306 bảng khảo sát hợp lệ. Đạt yêu cầu về kích thược mẫu tối thiểu là 235 nên được sử dụng để mã hóa và phân tích bằng SPSS 16.0.
Mẫu đưa vào nghiên cứu được tiến hành phân tích thông kê mô tả và có cơ cấu như sau:
-Về đặc điểm của mẫu nghiên cứu:
+ Về giới tính: Trong 306 đối tượng tham gia điều tra thu thập dữ liệu, có 112 đối tượng là nam (chiếm 36,6%) là nam và 194 đối tượng là nữ (chiếm 63,4%).
+ Về độ tuổi: Theo kết quả thống kê đối tượng tham gia khảo sát trong độ tuổi từ dưới 30 tuổi chiếm 79,4%. Đối tượng có độ tuổi lớn hơn 35 tuổi chiếm 0.7%.
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo độ tuổi
(Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
+ Về trình độ học vấn: Biểu đồ thống kê cho thấy, phần lớn đối tượng khảo sát đều có trình độ đại học (chiếm 78,1%), cao đẳng chiếm 14,7%, sau đại học chiếm 6,9% và chỉ 0,3% đối tượng có trình độ trung cấp.
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn
( Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
+ Về thu nhập bình quân: Mẫu nghiên cứu chia thành 04 nhóm thu nhập: dưới 7 triệu; Từ 7 triệu đến 10 triệu; Từ 11 triệu đến 15 triệu; Từ 15 triệu trở lên. Trong đó chiếm tỷ lệ cao là từ 7-15 triệu (71,6%), nhóm đối tượng dưới 7 triệu chỉ chiếm 13,4%.
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thu nhập
( Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
+ Về thâm niên công tác: Kết quả thống kê từ mẫu dữ liệu cho biết trong 306 mẫu điều tra với 4 nhóm thâm niên công tác, đối tượng có thâm niên dưới 1 năm chiếm 23,5%, từ 1 năm đến dưới 3 năm chiếm 44,8%, từ 3 năm đến 5 năm chiếm 21,6%, trên 5 năm chiếm 10,1%.
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thâm niên công tác
( Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu)
+ Tình trạng hôm nhân: 306 đối tượng tham gia vào quá trình điều tra thu thập dữ liệu, có 229 người thuộc nhóm độc thân (chiếm 74,8%); đã kết hôn có 76 người (chiếm 24,8%) và có 1 người thuộc nhóm đối tượng khác.
Bảng 4.1. Kết quả phân tích mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu Giới tính Tần số % % hợp lệ % tích lũy Nam 112 36.6 36.6 36.6 Nữ 194 63.4 63.4 100.0 Tổng 306 100.0 100.0 Tuổi Tần số % % hợp lệ % tích lũy Dưới 25 101 33.0 33.0 33.0 25 - 29 142 46.4 46.4 79.4 30 - 35 61 19.9 19.9 99.3 Trên 35 2 0.7 0.7 100.0 Tổng 306 100.0 100.0 Trình độ học vấn Tần số % % hợp lệ % tích lũy Trung cấp 1 0.3 0.3 0.3 Cao đẳng 45 14.7 14.7 15.0 Đại học 239 78.1 78.1 93.1 Sau đại học 21 6.9 6.9 100.0 Tổng 306 100.0 100.0
Thâm niên công tác
Tần số % % hợp lệ % tích lũy Dưới 1 năm 72 23.5 23.5 23.5 1 - < 3 năm 137 44.8 44.8 68.3 3 - 5 năm 66 21.6 21.6 89.9 Trên 5 năm 31 10.1 10.1 100.0 Tổng 306 100.0 100.0 Thu nhập trung bình hàng tháng Dưới 7 triệu 41 13.4 13.4 13.4 7 - <10 triệu 120 39.2 39.2 52.6 10-15 triệu 99 32.4 32.4 85.0 Trên 15 triệu 46 15.0 15.0 100.0 Tổng 306 100.0 100.0 Tình trạng hôn nhân Độc thân 229 74.8 74.8 74.8 Đã kết hôn 76 24.8 24.8 99.7 Khác 1 0.3 0.3 100.0 Tổng 306 100.0 100.0
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)
Dữ liệu trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA cần được đánh giá độ tin cậu trước. Các khái niệm nghiên cứu được tiến hành đánh giá độ tin cậy theo từng thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha trong công cụ SPSS 20.0
- Thang đo Sự căng thẳng trong công việc (CTCV):
Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha α = 0.788 (α> 0.6), hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là của biến CTCV02 (0.406). Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến đều nhỏ hơn 0.788. Do đó, thang đo sự căng thẳng trong công việc có độ tin cậy cao, đạt yêu cầu để đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả đánh giá Cronbach’s Alpha được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Sự căng thẳng trong công việc
Cronbach’s Alpha 0.788 Biến quan sát Giá trị trung bình nếu bỏ biến Phương sai nếu bỏ biến Tương quan Biến- Tổng Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến CTCV01 17.76 15.861 0.456 0.773 CTCV02 17.46 16.190 0.406 0.783 CTCV03 16.90 15.248 0.575 0.750 CTCV04 16.77 15.428 0.625 0.742 CTCV05 16.62 15.398 0.560 0.753 CTCV06 16.59 15.429 0.538 0.757 CTCV07 16.58 16.080 0.465 0.771
- Thang đo sự thỏa mãn trong công việc (TM):
Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha α= 0.868 , hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 ( hệ số thấp nhất có giá trị là của biến TM06= 0.542). Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến đều nhỏ hơn 0.868. Như vậy, thang đo sự thỏa mãn trong công việc có độ tin cậy cao, đạt yêu cầu để đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả đánh giá Cronbach’s Alpha cho thang đo này được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Sự thỏa mãn trong công việc
Cronbach’ s Alpha 0.868 Biến quan sát Giá trị trung bình nếu bỏ biến Phương sai nếu bỏ biến Tương quan Biến- Tổng Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến TM01 20.24 17.518 0.654 0.848 TM02 20.40 17.238 0.712 0.840 TM03 20.56 18.674 0.571 0.859 TM04 20.16 16.979 0.706 0.841 TM05 20.30 17.032 0.709 0.840 TM06 19.81 18.823 0.542 0.863 TM07 20.22 18.742 0.604 0.855
( Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)
- Thang đo sự cam kết với tổ chức (CKTC):
Thang đo sự cam kết với tổ chức được tiến hành đánh giá độ tin cậy và đạt được kết quả: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha α= 0.729. Trong tất các các biến quan sát của thang đo chỉ có duy nhất biến CKTC05 có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.729 khi loại bỏ và hệ số tương quan biến tổng là 0.211 ( nhỏ hơn 0.3). Do vậy, cần loại bỏ và tính giá trị độ tin cậy lần 2. Lần 2 hệ số Cronbach’s Alpha α= 0.768, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 (hệ số thấp nhất có giá trị là 0.367). Tuy nhiên, xuất hiện hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến của biến quan sát CKTC06
lớn hơn 0.768. Nghiên cứu tiếp tục tính giá trị độ tin cậy lần 3 với thang đo sự cam kết với tổ chức. Lần 3 hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.783 và không có biến nào cần loại bỏ. Như vậy, thang đo “Sự cam kết với tổ chức” với 4 biến đo lường có độ tin cậy phù hợp để tiếp tục phân tích nhân tố trong bước sau. Kết quả được mô tả ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Cam kết với tổ chức Cronbach’ s Alpha 0.783 Biến quan sát Giá trị trung bình nếu bỏ biến Phương sai nếu bỏ biến Tương quan Biến- Tổng Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến CKTC01 9.71 5.110 0.529 0.759 CKTC02 9.64 4.677 0.782 0.642 CKTC03 9.85 5.066 0.519 0.765 CKTC04 10.22 4.585 0.562 0.749
( Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)
- Thang đo Đào tạo và phát triển nghề nghiệp (DTPT)