Sự căng thẳng trong công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Căng thẳng trong công việc đề cập đến phản ứng tâm lý, sinh lý và hành vi của một cá nhân khi họ cảm nhận được sự thiếu cân bằng giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng những nhu cầu đó. Trong một khoảng thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe .Sự căng thẳng có thể được phân loại vào Sự mơ hồ về vai trò, Sự quá tải vai trò và Sự xung đột vai trò (Cordero & Baerga, 2009).

- Sự mơ hồ về vai trò – Role ambiguity: Sự mơ hồ về vai trò đề cập đến thông tin không rõ ràng về vị trí hoặc vai trò của một người trong một tổ chức. Sự mơ hồ về vai trò bắt nguồn từ sự thiếu hướng dẫn từ cấp quản lý hay sự không rõ ràng trong bảng mô tả công việc.

- Sự quá tải về vai trò – Role overload: Sự quá tải về vai trò xảy ra khi một nhân viên có nhiều nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng các nhiệm vụ không thể hoàn thành trong khả năng thực tế (Cordero & Baerga, 2009). Người lao động luôn trong tình trạng lo lắng vì sợ không hoàn thành công việc.

- Sự mâu thuẫn về vai trò – Role conflict: Sự mẫu thuẫn về vai trò xảy ra khi gười lao động phải đối mặt với những khó khăn khi phải thực hiện công việc theo

yêu cầu của nhiều cấp quản lí, đồng nghiệp hoặc khách hàng. Điều này làm cho họ thường bất mãn với công việc, năng suất làm việc kém, mức độ gắn kết tổ chức thấp.

Ngoài ba yếu tố trên, Stranks (2005) cũng đề cập đến một yếu tố trong sự căng thẳng trong công việc chính là mất cân bằng công việc và gia đình - family- work conflict: để hoàn thành công việc người lao động phải mất quá nhiều thời gian vì thế ảnh hưởng đến cuộc sống trong gia đình. Theo Frone, 2003, sự mất cân bằng xảy ra vì ba lý do: Khi nhân viên không quản lý thời gian; Khi công việc được coi là căng thẳng và mệt mỏi; mức độ trách nhiệm gia đình cản trở các nghĩa vụ công việc (Frone, 2003) do nhu cầu gia đình và công việc cạnh tranh (Haliwi, 2014). Như vậy, sự căng thẳng trong công việc sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân viên. Nó cũng có thể dẫn đến tăng ý định nghỉ việc giữa các nhân viên (Gregson, 1992). Vấn đề đặt ra là, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữ các ngân hàng tại Việt Nam, sự căng thẳng trong công việc tác động như thế nào đến ý định nghỉ việc của các nhân viên tại các ngân hàng? Giả thiết H1 được đề xuất như sau:

H1: Sự căng thẳng trong công việc có sự tác động cùng chiều với ý định nghỉ việc của nhân viên tại các ngân hàng TMCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)