0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

BA THỨ ÐỘC TÁC HẠI CON NGƯỜI NẶNG NỀ NHẤT

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 101 -102 )

CON NGƯỜI NẶNG NỀ NHẤT

Con ngƣời nếu có lòng tham thì vĩnh viễn không thể sung sƣớng đƣợc. Không tham thì sẽ sung sƣớng, bởi vậy mình cần phải "chỉ tham," tức là dứt lòng tham:

"Tham tâm hữu như vô để khanh, Ðiền chi nan mãn, Sân hận sanh. Ngũ dục phân trần điên đảo tưởng,

Si nhiên bất giác, Pháp khí băng."

Dịch là:

"Lòng Tham lam như hố sâu không đáy, Không thỏa mãn được thì sanh Sân hận. Năm dục phừng phừng, suy nghĩ đảo điên,

Si mê chẳng biết, Pháp khí tiêu tan."

Do khởi lòng tham nên có rất nhiều ngƣời thân tàn danh hoại, nhiều kẻ khiến cho nƣớc mất nhà tan. Quả thật tham lam là thứ hại ngƣời, chúng ta không thể chẳng cẩn thận, đắn đo. Khởi sân hận thì mình phải biến nó thành không có, vì lửa sân có thể thiêu hủy mọi công đức. Do đó, ngƣời tu Ðạo trƣớc tiên phải học pháp môn Nhẫn Nhục Ba La Mật; tu tới chỗ công phu chín mùi thì có thể hóa sân hận thành từ bi. Lòng sân hận cũng giống nhƣ nƣớc đã biến thành băng, và tu là đem băng hóa thành nƣớc, vì nƣớc có thể lợi ích vạn vật.

Khởi si mê thì mình cần phải trừ đi để cho trí huệ hiện tiền. Vì sao mình có rất nhiều vọng tƣởng? Là vì mình quá sức ngu si, mà gốc của sự ngu si chính là vô minh. Do vô minh tác động khiến mình khởi dục niệm, sinh ra đầy dẫy vọng tƣởng. Khi lý trí không khống chế nổi tình cảm thì mình làm chuyện điên đảo; đó là điều hết sức nguy hiểm, khiến cho mình dễ mất đi Ðạo nghiệp. Cho nên, mình phải trừ sạch vọng tƣởng thì ngu si sẽ tự nhiên tiêu diệt. Tóm lại, lúc nào ba độc Tham, Sân, Si, mà trừ tận gốc thì lúc đó thân tâm mình sẽ thanh tịnh, không còn phiền não. Hết phiền não thì đạt đƣợc cảnh giới an nhàn. Lúc đó thì vô ƣu, vô lự, vô quái, vô ngại; thật là vô cùng tự tại tiêu dao! Bởi vậy cho nên ý nghĩa rất là sâu sắc, hy vọng các vị để tâm nghiên cứu tƣờng tận thì sẽ đƣợc lợi ích không nhỏ.

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 101 -102 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×