KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 119 - 121)

- Sai phạm trong Giao nhận con nuôi: Lập Biên bản khống để bàn giao trẻ

d. Còn bất cập về cơ chế tài chính, thiếu minh bạch và nhiều sai phạm trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân

KẾT LUẬN CHUNG

Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng với cộng đồng khu vực và quốc tế. Quan hệ giao lưu quốc tế giữa Việt nam và các nước ngày càng cải thiện và phát triển. Cùng với các quan hệ xã hội khác, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng có những bước tiến quan trọng. Nhìn chung, các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam thời gian qua đã góp phần quan trọng điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi tại Việt Nam, bảo đảm tinh thần nhân đạo, với mục đích là tìm cho trẻ em không nơi nương tựa một mái ấm gia đình thay thế, tôn trọng nguyên tắc ưu tiên cho nhận con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ là biện pháp cuối cùng.

Việc Việt Nam gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc từng bước hội nhập vào khuôn khổ hợp tác đa phương về tư pháp quốc tế. Trên thực tế, các quy định pháp luật liên quan đến trẻ em được cho làm con nuôi, người nhận con nuôi, trình tự, thủ tục và các giấy tờ liên quan đến hồ sơ nhận

nuôi con nuôi, hoạt động của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam... đều được thực hiện khá nghiêm túc, chặt chẽ, nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của trẻ, góp phần đưa công tác quản lý nuôi con nuôi đi vào nền nếp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về nuôi con nuôi còn có những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi nói chung và pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng để phù hợp với pháp lụât quốc tế là yêu cầu hiện nay. Để quan hệ nuôi có nuôi có yếu tố nước ngoài đáp ứng đúng mục đích của nó, một mặt, phải hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi một cách toàn diện, thống nhất, đồng bộ. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi phải tương thích với pháp luật các nước và thông lệ quốc tế, phải có tính khả thi. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với các nước. Mặt khác, cần phải phổ cập, nâng cao hiểu biết pháp luật nuôi con nuôi cho nhân dân nhằm đảm bảo hiệu quả của việc nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 119 - 121)