- Các bên ký kết cam kết thực hiện những biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm
2.3.1. Hệ quả pháp lí của nuôi con nuô
Về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, theo đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài cũng như của một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, chế định nuôi con nuôi của Việt Nam trước ngày ban hành Luật nuôi con nuôi, được "xếp" vào hình thức nuôi con nuôi đơn giản hay nói cách khác nó hàm chứa các dấu hiệu của chế định nuôi con nuôi đơn giản [26, trang 132].
Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định là làm chấm dứt hay vẫn tồn tại quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em đã được cho làm con nuôi. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 676, 678) thì sau khi được cho làm con nuôi, trẻ em vẫn còn giữ mối quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ, cụ thể là quan hệ về thừa kế. Vì vậy, có thể nói pháp luật dân sự Việt Nam cho phép tồn tại song song 2 mối quan hệ pháp lý của trẻ em với cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ.
Đến khi Luật nuôi con nuôi được ban hành năm 2010, Điều 24 Luật nuôi con nuôi quy định hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Như vậy, theo quy định trên của Luật nuôi con nuôi năm 2010, trẻ em khi được nhận làm con nuôi chỉ có mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi cũng như các thành viên khác của cha mẹ nuôi. Nó có thể bị thay đổi họ, tên, dân tộc theo yêu cầu của cha mẹ nuôi. Cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi (trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác). Tức là, trẻ em Việt Nam không còn có quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ.
Quy định trên là cần thiết, bởi thực tế khi cho con làm con nuôi ở nước ngoài, thì cha mẹ đẻ ở Việt Nam không thể có cơ hội và điều kiện thực tế để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình đối với con. Mặt khác, điều đó sẽ bảo đảm cho con nuôi Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích như mọi trẻ em sinh sống tại Nước nhận, đồng thời cũng tránh được việc cha mẹ đẻ có thể lợi dụng quyền làm cha mẹ để đòi hỏi cha mẹ nuôi hoặc con đã cho làm con nuôi giúp đỡ về vật chất.
Tuy nhiên, về vấn đề quốc tịch của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài, khoản 1 Điều 37 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: "Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi
thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam". Đồng thời, Luật quốc tịch còn quy định: "Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó" (khoản 4 Điều 37). So sánh quy định của
pháp luật Việt Nam về hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cho thấy, pháp luật Việt nam có nhiều điểm tương đồng nhưng có điểm chưa tương đồng. Cụ thể:
- Theo quy định của Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi: Những hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến
hành việc nuôi con nuôi. Về quốc tịch của trẻ khi nhận làm con nuôi, Hiệp định
thường quy định: Trong trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận quy định trẻ em được nhận làm con nuôi tại nước tiếp nhận có quốc tịch của nước tiếp nhận, thì Cơ quan Trung ương của nước tiếp nhận thông báo cho Cơ quan Trung ương của nước gốc về ngày mà trẻ em đó có quốc tịch của nước tiếp nhận. Các nước ký kết cam kết tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi và có quốc tịch của nước tiếp nhận, nhưng vẫn mang quốc tịch của nước gốc theo pháp luật của nước gốc, thực hiện quyền lựa chọn quốc tịch khi trẻ em đó đạt đến độ tuổi mà pháp luật quy định được quyền lựa chọn quốc tịch.
- Theo Công ước Lahay năm 1993: Điều 26 Công ước quy định cụ thể hệ quả của việc nuôi con nuôi, bao gồm việc công nhận mối quan hệ pháp lý cha mẹ - con giữa trẻ em và cha mẹ nuôi; trách nhiệm của cha mẹ nuôi đối với trẻ em; và công nhận việc cắt đứt hay không mối liên hệ tồn tại trước đó giữa trẻ và cha mẹ đẻ theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi.
Theo Công ước Lahay 1993, một trong những hệ quả pháp lý quan trọng nhất của việc nuôi con nuôi (theo hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn) là làm chấm dứt quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa cha mẹ đẻ và trẻ em (theo điểm c khoản 1 Điều 26 Công ước), nếu việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi (nước nhận). Ở những nước có quy định việc nuôi con nuôi được quốc gia gốc cấp phép có hậu quả làm chấm dứt mối quan hệ
pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ thì các em phải có quyền được hưởng tại quốc gia nhận hoặc bất kỳ nước kí kết nào những quyền tương tự như những quyền phát sinh do việc nuôi con nuôi có hậu quả như vậy. Mục đích của quy định này là để đảm bảo rằng, trẻ em được nhận làm con nuôi phù hợp với quy định của Công ước sẽ có địa vị pháp lý và được bảo vệ như bất kỳ trẻ em nào khác trên lãnh thổ của nước nhận. Tuy nhiên, việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em cũng không phải là một giải pháp chắc chắn, vì pháp luật của các nước quy định rất khác nhau về vấn đề này.
Vì vậy, Điều 27 Công ước cho phép chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi (từ đơn giản sang trọn vẹn). Nước nhận sẽ áp dụng pháp luật của mình để cho phép chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi. Việc chuyển đổi này, cũng như hệ quả pháp lý của nó, sẽ được công nhận tại các quốc gia thành viên khác. Công ước Lahay 1993 cũng không bắt buộc việc nuôi con nuôi làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ với trẻ em. Việc nuôi con nuôi chỉ làm chấm dứt quan hệ đó nếu việc nuôi con nuôi đó có hệ quả như vậy tại nước ký kết nơi thực hiện việc nuôi con nuôi (nước nhận).
Qua phân tích trên cho thấy, có điểm khác cơ bản giữa Luật quốc tịch Việt Nam với quy định của Công ước La hay năm 1993 về quốc tịch trẻ em khi làm con nuôi người nước ngoài. Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi theo Công ước Lahay năm 1993 là hình thức con nuôi trọn vẹn, cắt đứt hoàn toàn quan hệ pháp lí giữa cha mẹ đẻ và con nuôi. Theo pháp luật Việt Nam, về mặt dân sự, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. Nhưng còn về vấn đề quốc tịch, trẻ em vẫn mang quốc tịch Việt Nam (quốc tịch của cha mẹ đẻ) đến năm 18 tuổi. Đủ 18 tuổi, con nuôi có
quyền lựa chọn quốc tịch hoặc quốc tịch của cha mẹ nuôi hoặc quốc tịch quốc gia nào đó.
Nghiên cứu pháp luật của một số nước về quan hệ giữa con nuôi với cha, mẹ đẻ và họ hàng nhà cha, mẹ đẻ, pháp luật của các nước quy định khác nhau. Có nước quy định quan hệ giữa con nuôi và cha, mẹ đẻ cũng như với họ hàng của cha, mẹ đẻ bị chấm dứt (Điều 22 Luật nuôi con nuôi của Trung Quốc, Điều 1755 BLDS Đức, Điều 229 BLDS Hà Lan...). Theo Luật nuôi con nuôi của Bờ biển Ngà, việc nuôi con nuôi không làm chấm dứt quan hệ giữa con nuôi với cha, mẹ đẻ, con nuôi vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ đẻ. Cha, mẹ đẻ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi nếu người con nuôi đó không nhận được cấp dưỡng từ cha, mẹ nuôi. Con nuôi và con cháu của người này vẫn có quyền hưởng thừa kế tài sản của cha, mẹ đẻ (Điều 19 Luật nuôi con nuôi của Bờ biển Ngà).
Hay pháp luật của một số nước lại quy định hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi được xác định theo hình thức con nuôi trọn vẹn hay đơn giản. Pháp luật của đa số các nước Châu Âu đều có sự phân biệt về hai hình thức này. Trong pháp luật các nước Châu Âu, có một số nước thiết lập hai hình thức nuôi con nuôi như: Cộng Hòa Pháp, Bỉ, Cộng hòa Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Biên Bang Đức. Một số nước chỉ theo hình thức con nuôi trọn vẹn như Anh, Hà Lan, Thụy sỹ.
Đối với hình thức con nuôi trọn vẹn, hệ quả pháp lý được chia ra là 2 trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, hệ quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ phi tài sản: Trẻ
em được coi là con hợp pháp của người xin nhận làm con nuôi, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như con đẻ trong gia đình cha mẹ nuôi, mang họ tên của
người xin nhận con nuôi, thậm chí tòa án có thể thay đổi tên gọi của con nuôi theon yêu cầu của người xin nhận con nuôi. Tuy nhiên, pháp luật các nước lại có sắc thái khác nhau.Ví dụ: Pháp luật Đức, cho phép tòa án kết hợp tên họ trước đây của con nuôi với tên gọi mới của mình. Luật pháp của Bồ Đào Nha, cho phép trong trường hợp trẻ em được hai vợ chồng nhận làm con nuôi có quyền lựa chọn tên gọi của con nuôi theo một trong hai tên gọi riêng của hai vợ chồng. trong trường hợp không thống nhất được tòa án là người quyết định. Pháp luật của Áo và Bỉ quy định về nguyên tắc con nuôi mang tên họ của người xin nhận con nuôi nhưng có nhiều trường hợp ngoại lệ. Trong trường hợp nhận con nuôi theo hình thức con nhuôi trọn vẹn, con nuôi sẽ mang quốc tịch của người xin nhận con nuôi theo quy định về hưởng quốc tịch, chứ không theo quy định về nhập quốc tịch. Điều đó có nghĩa là, đứa trẻ đó được coi là quốc tịch nước ngoài của cha mẹ nuôi kể từ khi nó được sinh ra [26, trg 136].
- Trường hợp thứ hai, hệ quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ tài sản: Theo quy định chung của pháp luật các nước Châu Âu, quyết định nuôi con nuôi trọn vẹn kéo theo nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau. Người xin nhận con nuôi phải có nghĩa vụ cung cấp cho con nuôi tất cả những gì cần thiết cho việc nuôi dưỡng con nuôi và ngược lại. Quyết định nuôi con nuôi trọn vẹn kéo theo quyền thừa kế theo di chúc giữa con nuôi và người xin nhận con nuôi và ngược lại. Con nuôi được thừa kế trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ; người xin nhận con nuôi được thừa kế tài sản của con nuôi như là bố mẹ đẻ. Việc nuôi con nuôi trọn vẹn chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa người được nhận làm con nuôi trọn vẹn với gia đình huyết thống hoặc gia đình gốc của mình. Điều này có nghĩa là con nuôi không còn thuộc về gia đình huyết thống nữa. Pháp luật của Tây Ban Nha còn cấm cha mẹ để đặt quan hệ với con là vị thành niên được nhận
làm con nuôi trọn vẹn. Hay pháp luật của một số nước Châu Âu như Áo, lại theo chế định nuôi con nuôi trọn vẹn lai tạp, tức là các mối quan hệ cha mẹ con về tài sản không bị chấm dứt như là nghĩa vụ nuôi dưỡng, thừa kế theo di chúc [26, tr. 137].
Đối với hình thức con nuôi đơn giản: Hình thức con nuôi đơn giản tồn tại song song 2 mối quan hệ pháp lý: Mối quan hệ của con nuôi đơn giản với người xin nhận con nuôi và mối quan hệ của con nuôi với gia đình gốc.
Về mối quan hệ của con nuôi đơn giản với người xin nhận con nuôi Trư
ờng hợp thứ nhất , hệ quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ phi tài sản:
- Về tên họ của con nuôi: Việc nuôi con nuôi đơn giản cũng tác động đến họ tên của con nuôi. Pháp luật của Bỉ, cho phép hai bên thỏa thuận việc nuôi con nuôi vẫn giữ tên họ của mình và sau đó đi kèm với tên họ của người xin nhận con nuôi. Pháp luật của Italia quy định: Con nuôi mang tên họ của người xin nhận con nuôi và tên họ đó đặt trước tên họ riêng của con nuôi. Pháp luật của Pháp quy định: Tên họ của người xin nhận con nuôi được đi kèm với tên của con nuôi, trừ khi tòa án quyết định con nuôi chỉ mang tên họ của người xin nhận con nuôi.
Trong pháp luật những nước Châu Âu mà việc nuôi con nuôi đơn giản chỉ liên quan đến trẻ em vị thành niên thì chỉ người xin nhận con nuôi mới có quyền làm cha mẹ như con đẻ. Riêng pháp luật của Bỉ lại có một điểm đặc thù, khi trẻ em vị thành niên được nhận làm con nuôi của một người thì người xin nhận con nuôi chỉ là người giám hộ cho trẻ em đó [26, tr. 138].
- Về quốc tịch của con nuôi: Việc nuôi con nuôi đơn giản không ảnh hưởng đến quốc tịch của con nuôi. Tuy nhiên, pháp luật của Pháp cho phép con nuôi có
quốc tịch Pháp theo quy định nhập quốc tịch nếu đáp ứng các điều kiện về nhập quốc tịch.
Trư
ờng hợp thứ hai , hệ quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ tài sản: Việc nuôi
con nuôi đơn giản làm phát sinh quan hệ nuôi dưỡng giữa người xin nhận con nuôi và con nuôi và ngược lại. Còn về vấn đề thừa kế theo di chúc, pháp luật các nước Châu Âu xác định trên hai cơ sở:
-Về quyền thừa kế của con nuôi đơn giản: Pháp luật của tất cả các nước Châu Âu đều có xu hướng quy định con nuôi có quyền thừa kế tài sản của người xin nhận con nuôi. Ví dụ: Ở Đức, Pháp , Bỉ, Italia: Con nuôi có quyền thừa kế tài sản của người xin nhận con nuôi như con đẻ, vì thế con nuôi có quyền thừa kế bắt buộc. Nhưng nguyên tắc thừa kế đó lại không áp dụng đối với thành viên khác trong gia đình của cha mẹ nuôi, trừ ở Pháp, con nuôi đơn giản có quyền thừa kế của ông bà, người thân thích bàng hệ và các con cháu khác của người xin nhận con nuôi. Tuy nhiên, trong trường hợp này, con nuôi đơn giản không phải là người thừa kế bắt buộc nên ông bà của người xin nhận con nuôi có thể không để quyền thừa kế cho người con nuôi đó.
Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, con nuôi đơn giản có quyền thừa kế đối