Điều kiện về ý chí

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 59 - 64)

- Các bên ký kết cam kết thực hiện những biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm

2.2.3. Điều kiện về ý chí

Điều 21 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Người đồng ý cho làm con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác (Điều 21 khoản 3). Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày (Điều 21 khoản 4).

Theo đó, sự thể hiện ý chí trong việc nuôi con nuôi bao gồm:

Thứ nhất, sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi

Trong quan hệ nuôi con nuôi người nhận nuôi con nuôi luôn chủ động và độc lập trong việc nhận nuôi con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi thể hiện rõ ý chí đơn phương từ phía người nhận nuôi. Thông qua đơn nhận xin con nuôi đã thể hiện được sự chủ động khách quan của người nhận nuôi, đơn đó có thể đưa vào bất cứ thời điểm nào và nơi nào mà người nhận nuôi muốn, trong đơn người xin con nuôi có thể nêu đích danh tên đứa trẻ nhận nuôi, còn không thì có thể nêu lên nguyện vọng của mình về đứa trẻ cũng như giới tính, tình trạng sức khỏe… Nhu cầu của người nhận nuôi là lý do chủ yếu dẫn tới quan hệ nuôi con nuôi, việc nhận nuôi con nuôi hay không là do chính bản thân người nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và chủ động và hiểu biết đầy đủ về hậu quả pháp lý của nó. Tuy nhiên, sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi chỉ là hành vi pháp lý đơn phương, nó chỉ có hiệu lực hay phát sinh hậu quả pháp lý khi có người được nhận nuôi phù hợp, được cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đồng ý và được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Nhưng sự tự nguyện ở đây phải phù hợp với lợi ích của người được nhận làm con nuôi thì mới được coi là hợp pháp, còn nếu xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp luật, trái đạo đức sẽ không được pháp luật công nhận [22, tr.30].

Thứ hai, sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc của người giám hộ

Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì điều kiện để cho trẻ em làm con nuôi là dưới 16 tuổi hoặc có thể từ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định, như vậy trong độ tuổi đó trẻ em chưa có đủ năng lực pháp luật, ý chí của các em còn chưa đủ để nhận thức mọi

vấn đề có thể phát sinh. Và trong độ tuổi đó cha mẹ là những ngươi đại diện đương nhiên của trẻ, cho nên khi có một quan hệ pháp luật nào liên quan đến trẻ thì cha mẹ sẽ là người đại diện trong quan hệ đó. Quan hệ nuôi con nuôi sẽ ảnh hưởng đến cả tương lại cũng như sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em, nên sự đồng ý của cha mẹ là cần thiết và quan trọng. Sự tự nguyện của cha mẹ được hình thành trên cơ sở nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc cho con làm con nuôi. Sự đồng ý cho con mình làm con nuôi phải xuất phát từ sự tự nguyện và ý chí độc lập của cha mẹ đẻ, sự đồng ý đó phải được thể hiện một cách khách quan và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Nếu sự tự nguyện cho con mình làm con nuôi vì mục đích trục lợi cũng như do sự tác động, dụ dỗ, lừa dối, cưỡng ép…đều không hợp pháp và về nguyên tắc nó không có giá trị pháp lý [22].

Người giám hộ chỉ có quyền thể hiện ý chí của mình cho người mà mình giám hộ làm con nuôi khi cả cha mẹ đẻ của người đó đều không xác định được hoặc đều đã chết, bị tuyên bố chết, hoặc đều mất năng lực hành vi dân sự và tất cả đều là vì lợi ích của trẻ.

Như vậy sự thể hiện ý chí của người cho con nuôi cũng là hành vi pháp lý đơn phương, thể hiện ý chí độc lập của một bên chủ thể có thể là do chính cha mẹ đẻ hoặc những người giám hộ khác ngoài cha mẹ đẻ của đứa trẻ, nhưng cũng như hành vi pháp lý đơn phương của người nhận con nuôi, thì hành vi cho con nuôi chỉ phát sinh hậu quả pháp khi có sự tiếp nhận của người nhận nuôi con nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Thứ ba, Sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi

Pháp luật quy định đối với những trẻ từ 9 tuổi trở lên phải hỏi ý kiến của các em về việc cho làm con nuôi. Sự tự nguyện của đứa trẻ cũng là điều cần thiết để quan hệ này có giá trị pháp lý, sự tự nguyện này phải là tự nguyện thực sự, phù hợp với nhận thức và tình cảm của đứa trẻ đối với việc nhận làm con nuôi… và mọi sự dụ dỗ, lừa dối, cưỡng ép…đều làm cho sự tự nguyện không có giá trị pháp lý. Như vậy sự đồng ý của bản thân người được nhận làm con nuôi được coi là hành vi pháp lý đơn phương, phát sinh một cách độc lập vào bất cứ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ đẻ và người giám hộ [22].

Thứ

tư , Sự thể hiện ý chí của Nhà nước

Ý chí của nhà nước được thể hiện qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân, Bộ tư pháp, Sở tư pháp…ý chí đó chính là việc Nhà nước công nhận hay không công nhận việc nuôi con nuôi trên cơ sở xem xét ý chí tự nguyện của các bên, thẩm tra các điều kiện về phía người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi cũng như mục đích của việc nuôi con nuôi. Sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện qua việc tiến hành đăng ký nuôi con và ra quyết định công nhận nuôi con nuôi. Quyết định công nhận nuôi con nuôi là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các bên đương sự thể hiện rõ ràng ý chí của mình đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi, hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các sự kiện cấu thành đã hội

tụ đầy đủ và được liên kết với nhau tại thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi.

Theo pháp luật của một số nước trên thế giới, việc nuôi con nuôi được quy định theo hai phương thức khác nhau. Đó là, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (toà án, Bộ trưởng Bộ tư pháp, uỷ ban nhân dân địa phương...) hoặc thông qua sự thoả thuận giữa người cho con nuôi và người nhận con nuôi. Tuy nhiên, dù thực hiện việc nuôi con nuôi theo cách nào thì hiệu lực của việc nhận con nuôi cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng ý của những người có liên quan đến việc nhận con nuôi. Pháp luật của hầu hết các nước quy định rất chi tiết về việc lấy ý kiến của các bên có liên quan. Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ ra quyết định công nhận việc nhận con nuôi hoặc cho phép nuôi con nuôi nếu đã có sự đồng ý của những người có liên quan (cha, mẹ đẻ của đứa trẻ hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ hoặc người họ hàng thân thích hoặc hội đồng gia tộc). Cũng tương tự, thoả thuận về cho con nuôi cũng chỉ có hiệu lực nếu được những người có liên quan đồng ý.

Việc nuôi con nuôi cũng phải tính đến nguyện vọng của người con nuôi, do đó, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định việc nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của người sẽ được làm con nuôi, nếu người này đạt đến một độ tuổi nhất định để có khả năng đánh giá về hệ quả của việc nhận con nuôi (Trung Quốc quy định là 10 tuổi trở lên, Liên Bang Đức, Tây Ban Nha quy định 14 tuổi, Cộng hoà Pháp quy định 13 tuổi...). Ngoài ra, trong trường hợp cả hai vợ, chồng cùng nhận con nuôi thì họ phải cùng làm đơn yêu cầu được nhận con nuôi. Trong trường hợp chỉ một người trong hai vợ, chồng muốn nhận con nuôi thì phải được sự đồng ý của bên kia. Sự đồng ý của họ có ý nghĩa quan trọng vì nó là điều kiện tạo ra sự hài hoà trong việc nuôi dạy đứa trẻ trong gia đình cha, mẹ nuôi.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w