Chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 72 - 74)

- Các bên ký kết cam kết thực hiện những biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm

2.3.2. Chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Theo pháp luật Việt Nam, việc nuôi con nuôi sẽ chấm dứt khi xảy ra một trong ba trường hợp được quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

Điều 27 khoản 1 Luật nuôi con nuôi năm 2010, Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi là toà án nhân dân. Các trường hợp

chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định trong pháp luật Việt Nam có điểm khác với pháp luật một số nước. Ở một số nước, cách thức thiết lập quan hệ nuôi con nuôi ảnh hưởng đến cách thức chấm dứt quan hệ con nuôi. Nếu quan hệ nuôi con nuôi được thiết lập theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trên cơ sở đơn yêu cầu của người nhận con nuôi, sự đồng ý của những người có liên quan thì việc huỷ bỏ quan hệ nuôi con nuôi phải được thực hiện theo quyết định của toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định công nhận hoặc cho phép nuôi con nuôi. Các cơ quan này chỉ ra quyết định huỷ bỏ nếu có đơn yêu cầu của đương sự hoặc những người có liên quan và nếu có các lí do huỷ bỏ được pháp luật quy định (trừ trường hợp đặc biệt mà toà án tự quyết định không theo đơn yêu cầu của đương sự hoặc những người có liên quan).

Đồng thời, pháp luật của một số nước quy định khác nhau về vấn đề này. Đối với những nước áp dụng hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn, thì về nguyên tắc không thể chấm dứt việc nuôi con nuôi. Chẳng hạn:

- Pháp luật của Cộng hòa Pháp đề cao nguyên tắc này, kể cả khi một trong hai người nhận con nuôi bị chết thì mối quan hệ pháp lý vẫn còn tồn tại với thành viên khác trong gia đình của cha mẹ nuôi. Ngoài ra, có thể cho phép vợ/chồng mới của cha mẹ nuôi đã mất nhận làm con nuôi. Tính bền vững của hình thức con nuôi trọn vẹn còn thể hiện ở quy định khi một đứa trẻ được giao cho gia đình của người xin nhận con nuôi nuôi dưỡng trong vòng 06 tháng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ không có quyền nhận lại trẻ em theo thủ tục thừa nhận con cái. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thẩm phán toàn quyền quyết định việc cha mẹ đẻ được thừa nhận con cái vì lợi ích tốt nhất của trẻ.

- Pháp luật của Italia: Không chấp nhận các lý do chấm dứt việc nuôi con nuôi với con nuôi trọn vẹn là trẻ em bị bỏ rơi.

- Pháp luật của Tây Ban Nha cũng đề cao nguyên tắc không thể chấm dứt việc nuôi con nuôi, kể cả sau này xác định được quan hệ huyết thống của con nuôi. Song việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong những trường hợp ngoại lệ trước tòa án nhưng cha mẹ nuôi không có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi [26, tr. 137].

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w