Nguyên tắc “Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 47 - 49)

thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”

Nguyên tắc này cũng được ghi nhận tại Công ước Lahay, tại lời nói đầu Công ước “ công nhận rằng, nuôi con nuôi quốc tế là đem lại mái ấm gia đình

đồng thời “nhắc nhở rằng, mỗi nước cần ưu tiên tiến hành các biện pháp thích

hợp để trẻ em được chăm sóc trong gia đình gốc của mình”.

Tại khoản 1 Điều 11 Luật Nuôi con nuôi cũng quy định: “Con nuôi có

quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình”, và khoản 1 Điều 36 quy định “Trong thời hạn 30

ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi trên cơ sở bảo đảm các căn cứ quy định tại Điều 35 của Luật này và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trước khi Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để chấm dứt việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.”

Đây là những điểm mới được ghi nhận trong Luật nuôi con nuôi, và tất cả đều thể hiện tinh thần ưu tiên cho việc nhận nuôi của người trong nước hơn người nước ngoài. Là biện pháp tích cực nhằm đảm bảo việc nuôi con nuôi trong nước, đảm bảo trẻ em có cơ hội tìm được mái ấm gia đình thay thế ngay trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, ưu tiên đầu tiên vẫn là việc nuôi dưỡng trong phạm vi gia đình gốc, tuy nhiên nếu điều đó là không thực hiện được thì biện pháp tiếp theo chính là chăm sóc thay thế ở trong nước nhằm đảm bảo cơ hội cho trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước vì đó vẫn chính là quê hương của trẻ, môi trường sống

không thay đổi nhiều so với môi trường sống ở nước ngoài. Chỉ sau khi xem xét thỏa đáng các giải pháp ở trong nước mà không tìm được mái ấm gia đình cho trẻ thì mới tính đến việc cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài vì mục đích cuối cùng hướng tới chính là tìm mái ấm cho trẻ. Các nguyên tắc mới này không chỉ đảm bảo được quyền lợi của trẻ được cho làm con nuôi, khắc phục được những tiêu cực còn gặp phải trong quá trình cho và nhận con nuôi quốc tế mà còn thể hiện được sự phù hợp và hài hòa với các nguyên tắc trong cộng đồng quốc tế.

Các nguyên tắc trên của Luật nuôi con nuôi cơ bản là tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong Hiệp định nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước ghi nhận nguyên tắc cơ bản sau:

- Việc cho và nhận con nuôi giữa các bên được tiến hành một cách tự nguyện trên tinh thần nhân đạo, vì mục đích bảo vệ trẻ em, phù hợp với pháp luật của mỗi Nước ký kết, tôn trọng Công ước của Liên hợp quốc ngày 20/11/1989 về quyền trẻ em;

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w