Việc nuôi con nuôi phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không được có một sự phân biệt đối xử nào dù là về

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 46 - 47)

của các bên liên quan, không được có một sự phân biệt đối xử nào dù là về giới tính.

Luật Nuôi con nuôi rất đề cao việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, đảm bảo tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật đạo đức xã hội. Trong quá trình nuôi con nuôi, lợi ích của trẻ cần được tính đến trước tiên trong mối tương quan với lợi ích của cha mẹ nuôi. Mặc dù hiện nay vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không có vấn đề nổi cộm về giới nhưng để đảm bảo chặt chẽ hơn và thực hiện tốt hơn nguyên tắc bình đẳng trong lĩnh vực nuôi con nuôi thì quy định trên sẽ là cơ sở cho việc xem xét áp dụng các điều kiện, trình tự thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi đối với người nhận con nuôi và trẻ được nhận làm con nuôi một cách công bằng.

Đặc biệt Luật còn quy định rõ vấn đề về sự đồng ý cho trẻ làm con nuôi. Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi quy định rằng: “Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Đồng thời cách thức

lấy ý kiến cho trẻ em làm con nuôi cũng có sự thay đổi, các quy định cũ chỉ quy định trong hồ sơ xin con nuôi phải có sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của những người có liên quan (cha mẹ đẻ, người giám hộ), nên thực tế cho thấy nhiều khi giấy đồng ý này chỉ là một thủ tục hình thức, không phản ánh đúng ý chí nguyện vọng của người đưa ra sự đồng ý đó. Để khắc phục điểm này, nhằm tôn trọng và đảm bảo quyền thể hiện ý chí của những người có liên quan, nhất là quyền chọn lựa của trẻ em. Luật nuôi con nuôi đã có những quy định các Điều 18, 19, 20, 33 nhằm đổi mới cách thức lấy ý kiến đối với việc cho trẻ em làm con nuôi. Theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lấy ý kiến của cha mẹ đẻ, người giám hộ và trẻ em từ 9 tuổi trở xuống, cách làm này đảm bảo sự trung thực, khách quan về ý chí, nguyện vọng của các bên, tránh tư tưởng hình thức, thậm chí áp đặt của người lớn khi cho trẻ em làm con nuôi. Tuy ở độ tuổi này đứa trẻ chưa có năng lực hành vi đầy đủ nhưng chúng cũng đã có những nhận thức nhất định, chúng có thể bày tỏ thái độ của mình. Cho nên, pháp luật quy định trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Sự đồng ý của đứa trẻ là điều kiện bắt buộc để nuôi con nuôi có giá trị pháp lý [29, tr.29]. Sự tự nguyện luôn là yếu tố đảm bảo cho mọi mối quan hệ, cho các bên tham gia vào quan hệ con nuôi tự ý thức về trách nhiệm của mình cũng như vì lợi ích của con nuôi.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 46 - 47)