Sai phạm về nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền đăng ki nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 107 - 108)

- Các bên ký kết cam kết thực hiện những biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm

b. Sai phạm về nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền đăng ki nuôi con nuôi.

Đăng kí nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, về mặt nghiệp vụ, chủ yếu liên quan đến cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, thực tiễn đăng kí nuôi con nuôi thường có một số sai phạm, đó là:

- Chưa thực hiện đầy đủ việc ghi chú vào sổ hộ tịch đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo đúng quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP, thực hiện việc niêm yết chưa đúng thời hạn quy định và không lưu giữ để báo cáo Sở Tư pháp khi nộp hồ sơ cho trẻ.

- Thời hạn giải quyết quá thời gian quy định nhưng không có lý do chính đáng.

- Cán bộ hộ tịch không có Sổ thụ lý hồ sơ.

- Các phần tự khai trong tờ khai còn bị tẩy, xoá hoặc chưa ghi ngày, tháng năm, một số văn bản sử dụng sai biểu mẫu, lệ phí thu chưa đúng quy định.

- Hồ sơ còn thiếu nhiều loại giấy tờ (Bản sao giấy khai sinh, Giấy khám sức khoẻ của cha mẹ nuôi, Giấy cam kết thông báo sự phát triển của con nuôi, Công văn xác minh của Công an); không có Biên bản giao nhận con nuôi, hồ sơ lưu khai sinh của người khác, Quyết định cho nhận con nuôi không ký tên và không đóng dấu, không có bản thu nhập của cha mẹ nuôi.

- Hồ sơ lưu trữ đều không đánh bút lục, bìa hồ sơ không in đầy đủ các thông số cần thiết như: số hồ sơ, ngày thụ lý, ngày giải quyết, mà chỉ viết tay một cách tuỳ tiện. Hồ sơ ghi ngày thụ lý, ngày giải quyết mâu thuẫn với các bút

lục có trong hồ sơ; Báo cáo các số liệu về hồ sơ chưa chính xác, thiếu thống nhất.

- Đối với trẻ em cho làm con nuôi từ các Trung tâm: Giám đốc Trung tâm đồng ý cho trẻ em làm con nuôi trước khi có sự đồng ý của cha mẹ; Trung tâm đề nghị và đồng ý cho trẻ trước khi có đơn của người xin nhận con nuôi; Giám đốc trung tâm xin ý kiến SLĐTBXH nhưng khi chưa có ý kiến của GĐSLDTB XH thì đã ký giấy đồng ý; Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi không ghi ngày tháng.

- Biên bản giao nhận con nuôi: bên nhận là 02 vợ chồng, chỉ có chữ ký 1 người (không có chữ ký của vợ mà không có lý do chính đáng); Trẻ em còn cha mẹ, nhưng lại làm thủ tục cho làm con nuôi theo diện trẻ bị bỏ rơi; Giấy xác nhận sức khoẻ của trẻ em được cấp không đúng thẩm quyền và sai về nội dung: Hầu hết các hồ sơ cho trẻ từ các trung tâm; nội dung Giấy xác nhận sức khoẻ của trẻ em cho làm con nuôi mâu thuẫn với Giám định y khoa; trung tâm có văn bản đề nghị cho đích danh người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi trước khi có đơn xin con nuôi; một số giấy tờ trong hồ sơ của người xin nhận con nuôi đã hết hạn hoặc chưa được hợp pháp hoá lãnh sự.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 107 - 108)