Hiện tượng làm sai lệch hồ sơ, nguồn gốc trẻ em

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 103 - 107)

- Các bên ký kết cam kết thực hiện những biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm

a. Hiện tượng làm sai lệch hồ sơ, nguồn gốc trẻ em

a1

. Về h ồ sơ c ủ a ngư ờ i đư ợc giới thiệ u làm con nuôi nư ớc ngoài . Trong số các

vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi thì vi phạm về hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi là phổ biến. Cụ thể:

Giấy khai sinh

- Giấy khai sinh giả: Trẻ đã có giấy khai sinh nhưng vì mục đích cho con làm con nuôi nên đương sự đã xin cấp giấy khai sinh khác có nội dung sai sự thật

được thể hiện: bản sao Giấy khai sinh không đúng mẫu, không có ngày sao, không có ngày của bản gốc, không có số hoặc số sổ không hợp lý...

- Về thẩm quyền đăng ký khai sinh: Đăng ký khai sinh tại nơi không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật như: đăng ký khai sinh cho con tại nơi tạm trú vãng lai của người mẹ, hoặc thậm chí chỉ là nơi người mẹ đến sinh đẻ mà không có lý do chính đáng (thực chất là để cho con làm con nuôi người nước ngoài); Sở Tư pháp hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh ký giấy khai sinh.

- Về giấy chứng sinh: Trong thủ tục cấp giấy khai sinh, phải có giấy chứng sinh hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế, nhưng cũng vì mục đích cho con làm con nuôi người nước ngoài, đương sự có thể làm giấy chứng sinh tại nơi trẻ em không được sinh ra. Hoặc trường hợp người mẹ đẻ đã đem con mình cho một người phụ nữ khác để người này tự nhận là mẹ đẻ và đứng tên khai sinh rồi cho trẻ đi làm con nuôi người nước ngoài vì lợi ích kinh tế.

Hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi

- Hồ sơ không có biên bản trẻ bị bỏ rơi; biên bản được lập trước ngày sinh của đứa trẻ và ngày nhập viện; biên bản trẻ bị bỏ rơi không được lập ngay khi phát hiện có trẻ bị bỏ rơi, lập quá chậm và mang tính hợp thức hoá; biên bản trẻ em bị bỏ rơi không có xác nhận của công an cơ sở; nội dung biên bản mâu thuẫn với giấy khai sinh; trẻ bị bỏ rơi đều không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng sau khi đã lập biên bản trẻ bị bỏ rơi nên những đứa trẻ này đều không có cơ hội được cha mẹ đẻ nhận lại.

- Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi: Phần khai về người cha trong giấy khai sinh bị gạch; khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, nhưng lại áp dụng thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn; trong giấy khai sinh không ghi đầy đủ các thông số như đã thể

hiện trong giấy chứng sinh, biên bản trẻ bị bỏ rơi, tài liệu trẻ bị bỏ rơi; khai sinh cho trẻ em không đúng với ngày thực tế trẻ em được sinh ra; đã xác minh được địa chỉ người mẹ, nhưng giấy khai sinh trẻ em vẫn ghi là trẻ bị bỏ rơi [16].

a2

. Về hồ sơ c ủ a ngư ời nhận con nuôi : Thực tế giải quyết nuôi con nuôi, hồ sơ

của người nhận nuôi thường có một số sai phạm sau:

- Đơn xin nhận con nuôi, giấy cam kết thông báo sự phát triển của con nuôi không ghi cụ thể địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn, đơn xin nhận con nuôi được viết trước thời điểm trẻ em được sinh ra sau đó sang Việt Nam liên hệ xin con nuôi; bản cam kết thông báo về sự phát triển của con nuôi đến khi đủ 18 tuổi được ký cùng đơn xin nhận con nuôi trước ngày trẻ em được sinh ra, không ghi ngày tháng. Đơn xin đích danh trẻ trước khi đứa trẻ được sinh ra; đơn không rõ ngày, tháng; tẩy xoá ngày đề trong đơn; chữ ký trong đơn không giống chữ ký trong Biên bản bàn giao con nuôi; đơn làm tại Việt Nam trước khi người xin nhận con nuôi nhập cảnh vào Việt Nam.

- Bản sao hộ chiếu không đầy đủ các trang (chỉ có trang bìa, họ tên, không rõ ngày nhập cảnh); bản sao Hộ chiếu, Visa không công chứng; không có Visa hoặc Visa hết hạn trước giao nhận con nuôi [16].

- Hiện tượng làm sai lệch hồ sơ của các đương sự, sai lệch nguồn gốc của trẻ em để cho làm con nuôi người nước ngoài phát sinh ở một số địa phương. Điển hình vụ án đã được xét xử gây xôn xao dư luận về việc làm “khống” hồ sơ trẻ bị bỏ rơi để giới thiệu cho làm con nuôi nước ngoài của hai trung tâm nuôi dưỡng là Trung tâm bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh và Trung tâm trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện Ý Yên, Nam Định. Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Nam Định cáo buộc từ năm 2005 đến

tháng 7-2008, các bị cáo thuộc hai trung tâm trên đã có hành vi thông đồng với một số trạm trưởng và nhân viên các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Nam Định để thu gom trẻ em, lập 266 hồ sơ giả về các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi tại các trạm y tế rồi làm thủ tục cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài để nhận tiền tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài [50].

Ngoài ra, vụ việc số lượng trẻ em bị bỏ rơi nhiều bất thường với nguồn gốc không rõ ràng tại trung tâm Việt Lâm, Phú Thọ cũng là một điển hình khác của tình trạng làm sai lệch nguồn gốc trẻ em nhằm cho làm con nuôi người nước ngoài. Trong số 4 trung tâm bảo trợ xã hội có chức năng cho nhận con nuôi quốc tế tại Phú Thọ, Việt Lâm đứng đầu về tần suất trẻ “xuất” sang trời tây. Cũng trong vòng ít tháng sau khi thành lập, số lượng trẻ bị bỏ rơi được đưa đến trung tâm nhiều bất thường, cả những vùng xa như Đoan Hùng, Thanh Ba… cũng đồng loạt đưa trẻ tới Việt Lâm, trong khi nguồn gốc của nhiều trẻ không xác định được [51].

Việc làm sai lệch nguồn gốc trẻ em đã làm ảnh hưởng đến tính trung thực, minh bạch trong hồ sơ giấy tờ và vi phạm các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em. Qua một số vụ án đã được khởi tố cho thấy tính phức tạp trong việc kiểm soát các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đích thực của trẻ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự buông lỏng quản lý ở các cơ sở nuôi dưỡng, chạy theo lợi ích vật chất trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, thậm chí có sự cấu kết giữa cơ sở nuôi dưỡng và những kẻ môi giới bất hợp pháp bên ngoài để đưa trẻ em từ các nơi khác về cơ sở nuôi dưỡng và hợp thức hoá bằng hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi để cho làm con nuôi người nước ngoài.

Mặc dù Nghị định 60/2009/NĐ-CP ngày 23.7.2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp có quy định xử phạt hành

chính, song trên thực tế mức phạt chưa đủ sức răn đe nên các sai sót về giấy tờ mới chỉ được các cơ quan chuyên môn nhắc nhở.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w