Điều kiện đối với người nhận nuô

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 51 - 56)

- Các bên ký kết cam kết thực hiện những biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm

2.2.1. Điều kiện đối với người nhận nuô

Theo Điều 29 Luật nuôi con nuôi: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Cụ thể: Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện trên và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú (Điều 29 Luât nuôi con nuôi năm 2010).

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã kết hợp giữa nguyên tắc luật nơi thường trú và luật Việt Nam đề xác định điều kiện của người nhận nuôi. Theo Điều 28 khoản 1 Luật nuôi con nuôi năm 2010, người nước ngoài phải thường trú ở nước

cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam mới được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Đây là những quy định hết sức cần thiết nhằm khẳng định tư cách đạo đức, ý thức pháp luật, điều kiện về thời gian, về kinh tế của người nuôi con nuôi, đảm bảo cho con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất, được lớn lên trong môi trường gia đình lành mạnh. Vì vậy, về nguyên tắc, khi nhận nuôi con nuôi người nhận nuôi phải có đủ các điều kiện đó. Nếu vợ, chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì cả vợ và chồng đều phải có đủ các điều kiện theo luật quy định. Vấn để áp dụng pháp luật để xác định điều kiện đối với người xin nhận con nuôi ghi nhận trong Luật nuôi con nuôi năm 2010 của Việt Nam cũng cơ bản phù hợp với Hiệp định nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước và Công ước Lahay năm 1993. Cụ thể:

- Hiệp định nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước: Hiệp định được áp dụng đối với trường hợp trẻ em là công dân của nước ký kết này và thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết đó, được một người hoặc một cặp vợ chồng thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia nhận làm con nuôi. Để xác định điều kiện đối với người nhận nuôi, Hiệp định quy định: Người nhận con nuôi phải tuân theo các điều kiện do pháp luật của nước tiếp nhận quy định đối với cha mẹ nuôi, đồng thời còn phải tuân theo các điều kiện về con nuôi do pháp luật của

nước gốc quy định. Như vậy, nước nhận có trách nhiệm xác nhận cha mẹ nuôi

tương lai có đủ tư cách và thích hợp để nuôi con nuôi, đảm bảo rằng cha mẹ nuôi tương lai đã được tham vấn ở mức độ cần thiết và xác nhận trẻ em được hoặc sẽ được phép nhập cảnh và thường trú tại quốc gia đó.

- Công ước Lahay năm 1993: Điều 2 Công ước quy định Công ước được áp dụng khi trẻ em và cha mẹ nuôi thường trú tại các quốc gia thành viên khác nhau

mà không áp dụng khi trẻ em và cha mẹ nuôi cùng thường trú tại một quốc gia thành viên, cũng như cha mẹ nuôi thường trú ở một quốc gia không phải thành viên Công ước và ngược lại. Công ước quy định: việc nuôi con nuôi chỉ được chấp nhận đối với người xin nhận con nuôi là một cặp vợ chồng hoặc một người đã hoặc chưa thành hôn; mọi trường hợp nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con, không phụ thuộc vào việc quan hệ của trẻ em đã cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ đã chấm dứt hay chưa.

Theo Điều 4 của Công ước, Cơ quan có thẩm quyền để xác nhận điều kiện đối với cha mẹ nuôi tương lai để được nhận nuôi trẻ em là cơ quan có thẩm

quyền của nước nhận. Nước nhận có trách nhiệm xác nhận cha mẹ nuôi tương lai

có đủ tư cách và thích hợp để nuôi con nuôi, đảm bảo rằng cha mẹ nuôi tương lai đã được tham vấn ở mức độ cần thiết và xác nhận trẻ em được hoặc sẽ được phép nhập cảnh và thường trú tại quốc gia đó.

Nghiên cứu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, cho thấy: - Về luật áp dụng để xác định điều kiện đối với người nhận nuôi: Đa số các nước thường áp dụng pháp luật của nước mà người nhận nuôi mang quốc tịch để điều chỉnh các vấn đề về nuôi con nuôi (pháp luật của các nước Đông Âu, Đức, Braxin, Trung Quốc...). Theo Điều 22 Luật tư pháp quốc tế của Đức sửa đổi ngày 25/7/1986, việc nuôi con nuôi được điều chỉnh theo pháp luật của nước mà người nhận nuôi là công dân vào thời điểm nuôi con nuôi. Nếu vợ, chồng người nhận nuôi có cùng quốc tịch thì luật của nước hai vợ, chồng là công dân sẽ được áp dụng. Nếu họ có quốc tịch khác nhau thì pháp luật của nước hai vợ, chồng thường trú sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ, chồng người nhận nuôi có quốc tịch khác nhau thì theo pháp luật của các nước Đông Âu phải tuân

thủ luật quốc tịch của cả hai bên vợ, chồng người nuôi (Điều 26 Luật tư pháp quốc tế của Séc và Slôvakia, Điều 22 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan...).

Một số nước không áp dụng luật quốc tịch của người nuôi mà áp dụng luật quốc tịch của con nuôi như Pháp, Bungari. Khoản 2 Điều 97 Bộ luật gia đình Bungari quy định: "Khi người nuôi và con nuôi có quốc tịch khác nhau cần phải

tính đến luật nước mà con nuôi mang quốc tịch; nếu một trong hai bên là công dân Bungari thì việc nuôi con nuôi sẽ tiến hành theo luật Bungari". Riêng ở Nga, pháp luật lại có quy định rất khác biệt, theo đó việc nuôi con nuôi được tiến hành trên lãnh thổ Nga giữa công dân nước ngoài và công dân Nga hoặc công dân nước ngoài đang sống tại Nga được giải quyết theo pháp luật Nga. Nếu việc nuôi con nuôi được tiến hành ngoài lãnh thổ Nga trong trường hợp người nuôi là công dân nước ngoài thì phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Nga. Đối với người con nuôi là công dân Nga đang sống ở nước ngoài thì việc nhận con nuôi được thực hiện tại cơ quan lãnh sự của Nga và tuân theo pháp luật của Nga.

- Về độ tuổi của người nhận nuôi, hầu hết pháp luật của các nước đều quy định yêu cầu về tuổi của người nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, tuổi tối thiểu để có thể nhận nuôi con của các nước rất khác nhau (ví dụ, ở Hàn Quốc quy định là người thành niên có thể nhận nuôi con nuôi; Trung Quốc quy định người từ 30 tuổi trở lên có thể nhận con nuôi; Thuỵ Điển, Elsalvado, Phần Lan quy định người từ 25 tuổi trở lên có thể nhận con nuôi; Pháp quy định độ tuổi này là 30 tuổi). Ngoài ra, pháp luật của các nước còn quy định về độ tuổi chênh lệch giữa người nuôi và con nuôi (ví dụ, Pháp quy định người nhận nuôi phải nhiều hơn con nuôi 15 tuổi; Esalvado yêu cầu độ chênh lệch này là 5 tuổi). Sở dĩ pháp luật các nước đều đưa ra yêu cầu về độ tuổi tối thiểu của người nhận con nuôi và một

số nước còn quy định về độ tuổi chênh lệch giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi vì chỉ đến độ tuổi nhất định thì người ta mới có đủ khả năng về tài chính, có đủ kinh nghiệm về tâm lí, xã hội... để gánh vác các nghĩa vụ có xu hướng ngày càng nặng nề của cha, mẹ và về mặt sinh học giữa hai thế hệ kế cận nhau là cha, mẹ và con thì bao giờ cũng có độ chênh lệch về độ tuổi. Ở những nước đang thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình như Trung Quốc thì yêu cầu về độ chênh lệch tuổi còn góp phần vào việc thực hiện chính sách đó. Bên cạnh quy định về độ tuổi đối với người nhận con nuôi thì pháp luật của các nước còn đưa ra yêu cầu về thời gian đã kết hôn đối với các cặp vợ chồng muốn nuôi con nuôi (Pháp, Thuỵ Sĩ, Elsalvađo quy định thời gian này là 5 năm, Bờ Biển Ngà quy định là 10 năm). Quy định này nhằm mục đích bảo đảm tính ổn định của gia đình mà đứa trẻ sẽ được nhận về nuôi, tránh sự xáo trộn gây ảnh hưởng không tốt cho đứa trẻ do sự li hôn của cha, mẹ nuôi.

Pháp luật về nuôi con nuôi của một số nước còn quy định yêu cầu người muốn nhận con nuôi phải có đủ năng lực về tài chính, có nhân cách tốt, có sức khoẻ tốt và quan hệ giữa cha, mẹ phải thích hợp để nuôi dạy con nuôi (Điều 268a BLDS Thuỵ Sĩ, Điều 3 Luật về nhận con nuôi trong các trường hợp đặc biệt của Hàn Quốc, Điều 6 Luật nuôi con nuôi của Trung Quốc: "Người xin nhận nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau: (1) không có khả năng sinh con; (2) có khả năng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được nhận làm con nuôi; (3) không bị các bệnh ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi; và (4) từ 30 tuổi trở lên")

Nhiều nước còn quy định khi xem xét đơn xin công nhận việc nuôi con nuôi toà án có thể lấy ý kiến giám định về các điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi (ví dụ, Thuỵ Sĩ, Gahna). Đối với việc nhận con nuôi nước ngoài, pháp luật của Hà Lan còn yêu cầu người xin nhận con nuôi nước ngoài phải qua một khoá

huấn luyện về con nuôi nước ngoài. Pháp luật các nước quy định các điều kiện trên là nhằm mục đích đảm bảo cho những đứa trẻ sẽ được nhận vào các gia đình có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 51 - 56)