Sai phạm về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuô

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 108 - 110)

- Sai phạm trong Giao nhận con nuôi: Lập Biên bản khống để bàn giao trẻ

c. Sai phạm về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuô

Hiện tại, Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quản lý việc nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài trên phạm vi toàn quốc, đồng thời là cơ quan tác nghiệp giải quyết hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định cuối cùng lại thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi trẻ em thường trú. Có nhiều trường hợp, Bộ Tư pháp đã hoàn tất các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi, nhưng cuối cùng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lại không ra quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, hoặc thời hạn chờ đợi để ra quyết định ở địa phương là rất lâu. Điều này có ảnh hưởng tới việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, nhất là đối với những trẻ cần sự chăm sóc đặc biệt. Bộ Tư pháp chưa chủ động quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, điều này chưa phù hợp với Công ước Lahay năm 1993.

Về thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi: trên thực tế, việc quản lý các dữ liệu về trẻ em có đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi hiện nay là do cơ sở nuôi dưỡng trực tiếp thực hiện. Theo quy định pháp luật, các cơ sở nuôi dưỡng của địa phương vẫn gửi danh sách trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài về Bộ Tư pháp. Nhưng đó mới thuần tuý chỉ là sự cung cấp danh sách về số lượng và họ tên của trẻ em, chưa kèm theo hồ sơ đầy đủ để bảo đảm trẻ em đã có đủ điều kiện để cho làm con nuôi. Đồng thời, việc gửi danh sách cho Cơ quan trung ương cũng chỉ là hình thức để thông báo, bởi thực chất cơ quan trung ương không thực hiện việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, mà các cơ sở nuôi dưỡng đã phối hợp với các tổ chức con nuôi nước ngoài giới thiệu trẻ em cho các gia đình xin nhận con nuôi. Quyền giới thiệu trẻ em nào là do cơ sở nuôi dưỡng quyết định.

Việc kiểm tra hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi cũng chỉ được thực hiện có tính hình thức. Mặc dù trên thực tế, nhiều địa phương giao toàn bộ trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trẻ em cho cơ sở nuôi dưỡng và chuyển cho Sở Tư pháp kiểm tra, nhưng Sở Tư pháp cũng chỉ kiểm tra về hình thức, chiếu lệ rồi làm công văn gửi Cục Con nuôi. Do vậy, nếu có sai sót về hồ sơ của trẻ em, thì không cơ quan nào chịu trách nhiệm hoàn toàn mà đều có sự liên đới [6].

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 108 - 110)