Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 74 - 79)

- Các bên ký kết cam kết thực hiện những biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm

2.4. Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoà

Thẩm quyền quản lý, giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thuộc về nhiều cơ quan khác nhau: Bộ Tư pháp, Cục con nuôi, Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp và cơ sở nuôi dưỡng...

Thứ nhât, thẩm quyền của Bộ Tư pháp

Thẩm quyền quản lý, giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước hết thuộc Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi (khoản 2 Điều 44 Luật nuôi con nuôi). Trong phạm vi quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp có trách nhiệm: (1) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất biểu mẫu giấy tờ, sổ sách về nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; (3) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi theo thẩm quyền; (4) Hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi; (5) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010, nếu đăng kí nuôi con nuôi được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (Điều 9 khoản 2). Còn nếu đăng kí nuôi con nuôi được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, thì thẩm quyền thuộc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài (Điều 9 khoản 3). Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay trong điều kiện thực hiện Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi và Công ước Lahay năm 1993, thì Cục con nuôi thuộc Bộ Tư pháp trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình vừa có trách nhiệm quản lý nhà nước vừa có trách nhiệm tham gia trực tiếp một số khâu trong quá trình giải quyết hồ sơ cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Cụ thể:

- Tiếp nhận hồ sơ của người xin nhận con nuôi; - Phân loại hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi;

- Gửi công văn cho Sở Tư pháp để hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha, mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em để chuẩn bị hồ sơ nếu trong trường hợp xin đích danh hoặc yêu cầu Sở tư pháp xác định giới thiệu trẻ trong trường hợp không xin đích danh;

- Kiểm tra hồ sơ của trẻ em được giới thiệu và thông báo cho người xin nhận nuôi về trẻ em được giới thiệu;

- Chuyển 1 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi để Sở Tư pháp hoàn tất thủ tục;

- Lưu hồ sơ của người xin nhận con nuôi, hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi và báo các tình trạng phát triển của trẻ em.

Thứ ba, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, sau khi nhận được văn ản trình của Sở tư pháp và hồ sơ kèm theo, nếu thấy việc người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thuộc trường hợp từ chối đăng ký theo quy định của pháp luật và là biện pháp bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và giao cho Sở Tư pháp tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Thứ tư, thẩm quyền của Sở Tư pháp

Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại địa phương. Trong phạm vi của mình, Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn lập hồ sơ: Sau khi nhận được công văn của Cục con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng (nếu trẻ được xin đích danh từ cơ sở nuôi dưỡng) hoặc cha, mẹ/người giám hộ của trẻ em (nếu trẻ em được xin đích danh từ gia đình) hoặc hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu trẻ em có đủ điều kiện, phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi đã được pháp luật của nước nhận cho phép;

- Thẩm tra hồ sơ: Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha, mẹ/ người giám hộ bổ sung hoàn thiện hồ sơ;

- Xác minh làm rõ nguồn gốc của trẻ em, nếu thấy có nghi ngờ thì sở tư pháp có thể yêu cầu cơ quan công an cùng cấp xác minh;

- Sở Tư pháp có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ về Cục con nuôi và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ đó để Cục con nuôi thực hiện các thủ tục tiếp theo;

- Sau khi nhận được công văn và hồ sơ của người xin nhận con nuôi, Sở Tư pháp hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi và trình Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh ra Quyết định cho trẻ em Việt nam làm con nuôi người nước ngoài;

- Thay mặt Ủy nhân dân cấp Tỉnh tổ chức Lễ giao nhận việc con nuôi; - Ghi vào sở đăng ký việc nuôi con nuôi;

- Lưu trữ hồ sơ xin nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, thẩm quyền của cơ sở nuôi dưỡng

Cơ sở nuôi dưỡng ngoài chức năng tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em và thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật còn có nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ của trẻ em có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để giới thiệu cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi. Cơ sở nuôi dưỡng cũng là nơi tiếp nhận, sử dụng các khoản hỗ trợ từ các văn phòng con nuôi nước ngoài.

Nghiên cứu pháp luật của một số nước về thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc...cho thấy, pháp luật Việt Nam có một số điểm tương đồng và có điểm khác biệt. Cụ thể:

- Đối với một số nước tiếp nhận đã tham gia Công ước Lahay năm 1993 như: Cộng hòa Pháp, Italia, Tây Ban Nha thì cơ quan có thẩm quyền cao nhất là cơ quan con nuôi trung ương. Sau khi các cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho người xin nhận con nuôi, xác nhận về hoàn cảnh kinh tế, về đạo đức, tâm lý, lý lịch tư pháp, sức khỏe... của người xin nhận con nuôi thì cơ quan con nuôi trung ương có "Công hàm" xác nhận một lần nữa về người xin nhận con nuôi đủ điều

kiện để xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo quy định của pháp luật nước họ. Sau khi trẻ em đã được nhập cảnh vào nước tiếp nhận thì Tòa án của nước tiếp nhận sẽ công nhận một lần nữa về việc nuôi con nuôi.

- Đối với một số nước gốc như: Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, nếu là nhà nước đơn nhất thì thông thường cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi là một cơ quan cấp Bộ quản lý cấp trung ương, còn ở địa phương do cơ quan đang đăng ký hộ tịch hoặc Tòa án công nhận, sau đó cơ quan hộ tịch đăng ký vào sổ. Chẳng hạn:

+ Ở Hàn Quốc: Nếu một người nước ngoài muốn nhận trẻ em Hàn Quốc làm con nuôi thì phải nộp đơn cho Tòa án gia đình có thẩm quyền nơi ở hoặc nơi cư trú hợp pháp của người được xin nhận làm con nuôi giải quyết. Tuy nhiên, nếu tổ chức con nuôi nước ngoài muốn xin hỗ trợ việc nuôi con nuôi thì sẽ do Bộ Y Tế và sức khỏe cộng đồng giải quyết và Bộ Tư Pháp sẽ thông báo cho cơ quan có trách nhiệm đăng ký gia đình có thẩm quyền về chỗ ở hợp pháp của trẻ em để xóa quốc tịch Hàn Quốc của trẻ em đó.

+ Ở Malaysia: Tòa án là cơ quan có thẩm quyền phán quyết việc nuôi con nuôi, sau đó chuyển cho cơ quan đăng ký hộ tịch và lập danh sách lưu trữ các báo cáo về việc nhận nuôi con nuôi, vào sổ và cấp giấy khai sinh cho trẻ em hoặc ghi chú hủy bỏ việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Malaysia.

+ Ở Trung Quốc: Ngày 29.12.1991, Trung Quốc ban hành Luật nuôi con nuôi, tiếp đó đến ngày 04.08.1998 Luật này đã được sửa đổi, bổ sung bằng Luật nuôi con nuôi mới (có hiệu lực từ ngày 01.04.1999). Luật gồm 34 điều quy định chi tiết về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi. Để thực hiện luật nuôi con nuôi, ngày 12.05.1999, Vụ Dân chính đã ban hành Quy định đăng ký việc nuôi con nuôi của người nước ngoài tại Trung Quốc. Quy định

này hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Theo quy định của các văn bản trên, cơ quan thực hiện việc quản lý việc nuôi con nuôi quốc tế của Trung Quốc là Vụ Dân chính Trung Quốc được Chính phủ ủy quyền. Trung tâm con nuôi trực thuộc Vụ Dân chính có thẩm quyền xử lý hồ sơ về nuôi con nuôi. Theo pháp luật Trung Quốc, thì sau khi xem xét kiểm tra hồ sơ và nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, nếu hồ sơ của người xin nhận con nuôi đã đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo quy định của pháp luật mà người xin nhận nuôi là công dân thì cơ quan con nuôi trung ương sẽ lựa chọn trẻ em thích hợp trong số những trẻ em được Sở nội vụ của chính quyền nhân dân cấp tỉnh, vùng tự trị hoặc thành phố tự trị giới thiệu làm con nuôi. Trẻ em đã được giới thiệu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Luật nuôi con nuôi. Việc lựa chọn này sẽ được thông báo cho người nước ngoài và các cơ quan hữu quan trong nước như Sở nội vụ của chính quyền nhân dân tỉnh, vùng tự trị.

Khi người nước ngoài dến Trung Quốc để nhận con sẽ làm mọi thủ tục để được nhận con tại Trung tâm con nuôi thuộc Vụ Dân chính, người xin con nuôi phải nộp phí là 3.000 Nhân dân tệ (tương đương 365 USD) và lệ phí 250 nhân dân tệ (khoảng 30 USD). Ngoài ra, còn hỗ trợ trực tiếp cho Viện phúc lợi - tương tự như cơ sở nuôi dưỡng ở Việt Nam - là 3000 nhân dân tệ. Khoản thu này không được quy định chính thức (luật bất thành văn) nhưng các cha mẹ nuôi phải thực hiện nghiêm túc. Mới đây, mức này nâng lên 5000 nhân dân tệ. Các khoản phí, lệ phí và hỗ trợ nhân đạo này được cơ quan có thẩm quyền quản lý, giám sát rất chặt chẽ nên các Viện phúc lợi nuôi dưỡng trẻ em được cải tiến rất đáng kể [26, tr. 17].

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w