Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 94 - 98)

- Các bên ký kết cam kết thực hiện những biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm

3.1.1. Những ưu điểm

Thứ nhất, các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi ở Việt Nam đã đảm bảo

sự gắn kết giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng ở Việt Nam không còn quy định lồng ghép trong các văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình, dân sự hoặc các nghị định của Chính phủ mà đã được điều chỉnh trong một đạo luật riêng, đó là Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011 và Nghị định số 19/2010/NĐ-CP. Luật nuôi con nuôi là văn bản độc lập, điều chỉnh đồng bộ, tổng thể tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi. Những quy định trong Luật nuôi con nuôi điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có nhiều điểm mới theo hướng tích cực, hiệu quả hơn nhưng không làm sáo trộn những quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Để tránh phải sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình mất nhiều thời gian, công sức và kinh phí, Luật này quy định rõ bãi bỏ một số Điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Chẳng hạn, Điều 51 khoản 1 Luật nuôi con nuôi quy định: "Bãi bỏ

Chương VIII gồm các điều từ Điều 67 đến Điều 78 và Điều 105 của Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10".

Thứ hai, các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi đã phát huy hiệu lực, phản

ánh đúng bức tranh toàn cảnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, với mục đích hết sức nhân đạo là tìm mái ấm cho trẻ em không nơi nương tựa. Pháp luật nuôi con nuôi đã ưu tiên, chú trọng việc giải quyết trẻ em làm con nuôi trong nước, hạn chế và tiến tới chấm dứt việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài khi các điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam đủ để đảm bảo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng. Đây chính là những nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 4 Luật nuôi con nuôi. Những nguyên tắc này có giá trị chi phối toàn bộ quá trình giải quyết và thực hiện việc nuôi con

nuôi ở Việt Nam, bao gồm: tôn trọng quyền được sống trong gia đình gốc của trẻ em; lợi ích của trẻ em phải được tính đến trước tiên trong mối tương quan với lợi ích của cha mẹ nuôi và việc nuôi con nuôi phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan; việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài là biện pháp cuối cùng khi không tìm được gia đình thay thế trong nước. Để thực hiện mục tiêu này, Điều 15 Luật đã quy định về biện pháp bảo đảm việc nuôi con nuôi trong nước nhằm bảo đảm trẻ em có cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước.

Thứ ba, thực tiễn thi hành pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

đã:

- Tìm được mái ấm gia đình thay thế cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2008 trong

phạm vi cả nước có khoảng 5.809 trường hợp trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài. Chỉ tính trong năm 2009 có 1.064 trường hợp trẻ em được giải quyết làm con nuôi nước ngoài [26, tr.38] và 7 tháng đầu năm 2010 có 674 trường hợp. Tuy số lượng có giảm so với những năm trước nhưng cũng đã góp phần giúp nhiều trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn có một mái ấm gia đình để nương tựa, được chăm sóc và học hành.

Theo các quy định của pháp luật thì hàng năm cha mẹ nuôi nước ngoài đều có báo cáo gửi Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng như Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của nước ta tại nước sở tại, trong đó thông báo về tình hình của trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài, sự hòa nhập cũng như những thay đổi trong cuộc sống. Qua những báo cáo đó và kết quả khảo sát nhiều nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi cho thấy, hầu hết trẻ em Việt Nam sau khi ra nước ngoài đều hòa nhập với môi trường nước sở tại, được

chăm sóc và phát triển tốt. Cho đến nay, chưa có thông tin chính thức nào về tình hình con nuôi Việt Nam bị ngược đãi hoặc bị lạm dụng ở nước ngoài. Về cơ bản con nuôi Việt Nam được chăm sóc tốt, đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích tại nước nhận.

- Cải thiện đời sống của trẻ em tại nhiều cơ sở nuôi dưỡng

Những cơ sở nuôi dưỡng thường thiếu kinh phí để có đủ điều kiện chăm lo cho trẻ em một cách đầy đủ, do đó việc thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo từ hoạt động hợp tác nuôi con nuôi quốc tế đã tạo điều kiện cho nhiều cơ sở nuôi dưỡng đã trở nên khang trang hơn, điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn do nhận được nguồn hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Theo báo cáo của các địa phương và qua công tác kiểm tra thực tế cho thấy nhiều cơ sở nuôi dưỡng đã được cải thiện cơ bản về vật chất, được trang bị các các thiết bị cần thiết, hiện đại để phục vụ việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng xã hội tại cơ sở. Một số trẻ em mắc những bệnh hiểm nghèo cũng được chữa trị kịp thời, chế độ chăm sóc sức khỏe cho các em cũng tốt hơn. Mức nuôi dưỡng trẻ em có địa phương đạt tới 1.000.000 đồng/trẻ/tháng (cao gấp 3 lần mức hỗ trợ chính thức của Nhà nước). Theo thống kê của Cục con nuôi, hoạt động hỗ trợ của Văn phòng con nuôi nước ngoài từ năm 2005-2007, tổng số tiền các Văn phòng hỗ trợ cho 80 cơ sở nuôi dưỡng là 6.298.089 USD [26, tr.74].

- Cải tiến hơn trình tự, thủ tục giải quyết việc cho trẻ em làm con nuôi ở

nước ngoài

Trước đây, theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài là do cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thực hiện. Theo báo cáo của các địa phương cho thấy, nếu để cho cơ sở nuôi dưỡng vừa tiếp nhận trẻ

em để nuôi dưỡng, vừa tiếp nhận các khoản hỗ trợ nhận đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài và trực tiếp giới thiệu trẻ em làm con nuôi dễ dẫn đến tiêu cực, thỏa thuận ngầm trong việc giới thiệu trẻ. Do đó, để khắc phục tình trạng này Điều 36 Luật nuôi con nuôi quy định việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài thuộc trách nhiệm của Sở Tư pháp. Khi tiến hành giới thiệu trẻ, Sở Tư pháp căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 35 và sau khi giới thiệu, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khi có sự phê duyêt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo Bộ Tư pháp để Bộ thông báo cho người xin nhận con nuôi.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w