hại ở lào
Vào năm 2010, một khảo sát đánh giá nhanh đã được HAARP tiến hành đã khẳng định một mức đọ lây nhiễm HIV đáng lo ngại trong những người tiêm chích ma tuý tại bốn tỉnh trên biên giới của Lào với
Loại học viên 2009 2010 2011 TỔNG
Số lượt cán bộ thực thi pháp luật tại các học viện cảnh sát và tại cộng đồng
2119 2217 1525 5861
cuộc thảo luận ở cấp trung ương do Cơ quan đặc nhiệm Quốc gia về HIV và tiêm chích ma tuý tổ chức. Cơ quan này được đồng chủ tịch bởi Hội đồng Kiểm soát Ma tuý của Lào (LCDC) và Bộ Y tế, và có sự tham gia của đại diện của Bộ Công an (MPS), các cơ quan Liên hiệp quốc và các nhóm xã hội dân sự. Trong khi các kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng Lào cần phải thực hiện các can thiệp giảm hại rộng khắp càng sớm càng tốt, sự chấp nhận và hỗ trợ của chính phủ đối với những sáng kiến này lại không rõ ràng dù có sự ủng hộ tích cực của đại diện của ngành y tế nhưng LCHC và MPS vẫn còn ngần ngại. Giảm hại không chỉ là khái niệm mới ở Lào mà nó còn đặt ra những mâu thuẫn về chính sách cho các cơ quan thực thi pháp luật vốn rất nỗ lực để kiểm soát nguồn cung và cầu. Có các quan ngại về tính khả thi của việc cung cấp các can thiệp giảm hại ở các vùng sâu và thưa người sinh sống nếu sử dụng các mô hình dịch vụ thông thường, và sự chấp nhận của cộng đồng đối với cách tiếp cận giảm hại trong môi trường nông thôn.
Ở đây rõ ràng là có nhu cầu về thông tin trực tiếp, sự hiểu rõ và khẳng định rằng giảm hại phải phù hợp về văn hoá và chính trị trong bối cảnh của Lào trước khi các cơ quan đó có thể được yêu cầu hỗ trợ cho chính sách và chương trình sức khoẻ cộng đồng hiệu quả. Thông tin này và sự khẳng định phải được dựa vào các ví dụ không chỉ từ các nước phát triển mà cả từ các nước nghèo, có sự tương đồng về văn hoá và chính trị.
Cuộc tham vấn giữa các đối tác chính phủ, UNODC và HAARP, đã đi đến sự nhất trí rằng các đối tác chính phủ chủ chốt sẽ được HAARP tài trợ để đi tham quan học tập ở Việt Nam - một nước mà Lào vốn rất gần gũi.
Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Kiểm soát ma tuý của Lào, Thứ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV và các bệnh lây qua đường tình dục (CHAS), đồng chủ tịch của Cơ quan đặc nhiệm và đại diện UNODC tham gia một đoàn gồm chín thành viên đến Hà Nội và Hải Phòng từ 21 đến 24 tháng 8 năm 2011. Lần đầu tiên, cả các nhà làm chính sách và các chuyên gia kỹ thuật của Lào cùng thực hiện một chuyến tham quan như vậy.
Mục tiêu của chuyến đi thăm Việt Nam là để giải quyết vấn đề sử dụng ma tuý, HIV và AIDS, và làm thế nào để điều chỉnh và giảm thiểu các mâu thuẫn chính sách để hỗ trợ cung cấp dịch vụ.
Các thành viên đã gặp và thảo luận với các cán bộ cao cấp về y tế và công an ở cấp quốc gia và cấp tỉnh cũng như người sử dụng ma tuý và cán bộ y té về các vấn đề kiểm soát ma tuý, HIV/AIDS, và giảm hại. Họ đã quan sát sự linh hoạt và điều phối giữa lực lượng thực thi pháp luật và ngành y tế để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người tiêm chích ma tuý tiếp cận điều trị và chăm sóc HIV, hỗ trợ và sự phòng, đặc biệt là điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện và chương trình bơm kim tiêm sạch (xem
Hình 1). Bộ trưởng và đoàn đại biểu nước CHDCND Lào thăm 1 cơ sở điều trị Methadone tại Hải Phòng (ảnh do UNODC - CHDCND Lào cung cấp).
Sau chuyến tham quan, các quan chức cao cấp đã chấp thuận một chương trình thử nghiệm ở hai tỉnh Houaphan và Phongsaly phía bắc Lào, mặc dù các đặc thù và hình thức cung cấp dịch vụ cũng như các thuật ngữ sử dụng để mô tả chương trình bơm kim tiêm sạch đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế ở hai tỉnh đó. Kế hoạch để triển khai cung cấp dịch vụ đã đang được chuẩn bị.