HIỂU BIẾT VỀ GIẢM TÁC HẠ

Một phần của tài liệu LEHRN_vietnamese (Trang 42 - 44)

Hầu hết những người được phỏng vấn cấp trung ương trong ngành thực thi pháp luật và y tế đã từng nghe nói về giảm tác hại, nhưng họ tỏ ra không hiểu biết lắm về khái niệm này và các thành tố chính của các biện pháp giảm tác hại. Giảm tác hại là một khái niệm mới chỉ được giới thiệu ở Lào vài năm trước đây, khi có dự án HR3 và dự án HAARP. Nhiều người được hỏi đã đề cập rằng giảm tác hại là một khái niệm mới đối với Lào:

“Các khái niệm liên quan đến giảm tác hại là mới đối với Lào và chúng tôi không thể làm nhanh được và bạn cũng không thể thay đổi mọi thứ nhanh hơn được. Đây là giai đoạn thử nghiệm”.

(Nam, 40 tuổi)

Những người được hỏi cấp trung ương cũng gần như không có sự thống nhất với nhau về định nghĩa giảm tác hại. Một số người thuộc Ủy ban Kiểm soát ma túy Lào, Bộ Y tế và Bộ Công An đã từng được tập huấn về giảm tác hại có thể đưa ra định nghĩa về giảm tác hại như sau:

Một số cán bộ phi chính phủ đưa ra một định nghĩa giảm tác hại trong đó thể hiện hiểu biết rộng hơn, khái quát, triết lý hơn về cách tiếp cận nhằm giảm tác hại, gần hơn với chuẩn quốc tế.

“Định nghĩa về giảm tác hại: là một quyết sách, lập kế hoạch, dịch vụ và một hoạt động nhằm giảm giảm các nguy cơ về sức khỏe, xã hội và kinh tế liên quan đến sử dụng ma túy”. (Nữ, 55 tuổi)

“Khái niệm giảm tác hại được định nghĩa là giảm tác hại của tiêm chích ma túy bằng cách sử dụng kim tiêm sạch”. (Phỏng vấn nhóm)

“Khái niệm giảm tác hại có nghĩa là người sử dụng vẫn sử dụng ma túy, nhưng chỉ tránh HIV/AIDS”.

(Nam, 51 tuổi)

Một số người cho rằng khái niệm giảm tác hại cần phải rộng hơn và bao trùm cả những người sử dụng ma túy ngoài những người tiêm chích ma túy, và cần bao quát cả việc phòng ngừa sử dụng ma túy cho đến phòng ngừa chuyển đổi phương cách sử dụng ma túy từ không tiêm chích đến có tiêm chích.

“Tôi nghĩ rằng các chất ma túy không qua tiêm chích thì đầy rẫy, tại sao chúng ta không bàn về giảm tác hại liên quan đến sử dụng ma túy (không qua tiêm chích), trong khi tiêm chích vẫn chưa phổ biến lắm”. (Nam, 35 tuổi)

Một số người trả lời phỏng vấn cho rằng giảm tác hại cần bao trùm tất cả các chất ma túy và đó được xem là một thế mạnh của cách tiếp cận này.

“Giảm tác hại không chỉ đối với những người tiêm chích ma túy, mà đối với cả những người sử dụng các chất ma túy khác như ATS, cung cấp kiến thức về HIV/AIDS và các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS”. (Nữ, 54 tuổi)

“Can thiệp giảm tác hại cần phải tính đến cả người hút hít ma túy và người tiêm chích ma túy trong khi phương cách sử dụng ma túy trong nước chủ yếu là dùng các chất kích thích amphetamine.

Có nhiều người sử dụng amphetamine hơn nhiều so với người tiêm chích ma túy, do đó can thiệp giảm tác hại cần phải nhằm vào người hút hít ma túy và người tiêm chích ma túy” (Nam, 56 tuổi). Một số người được hỏi nhấn mạnh vấn đề dịch thuật ngữ “giảm tác hại” sang tiếng Lào để làm sao thể hiện đúng ý nghĩa của từ này. Trong tiếng Lào, không có từ nào là “giảm tác hại” cả và điều này gây nên những lúng túng ở Lào.

“Định nghĩa về giảm tác hại chưa được rõ ràng do còn có nhiều cách dịch khác nhau, do đó mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Do đó, chúng ta cần phải bàn lại về vấn đề này, sử dụng thuật ngữ y tế có thể sẽ dễ hơn”. (Nam, 55 tuổi)

Hầu hết những người được hỏi thuộc ngành thực thi pháp luật cấp cơ sở không hiểu khái niệm giảm tác hại và nhầm lẫn nó với giảm lượng cung. Khi được hỏi về khái niệm giảm tác hại, họ đề cập đến sự thành lập các làng bản không ma túy và làng bản không tội phạm:

“Chúng tôi có chính sách xây dựng làng bản không tội phạm dựa trên bốn tiêu chí cơ bản (không có người sử dụng ma túy, không có người buôn bán ma túy, không sản xuất ma túy và không có người che giấu người nghiện ma túy) và 11 hoạt động. Các làng bản không ma túy không có nghĩa là hiện đang không có ma túy trong làng bản của họ, mà nó có nghĩa là dần dần từng bước giảm ma túy để đạt được ít nhất khoảng 90% các tiêu chí trên. Tên các làng bản không ma túy được công bố từng năm”. (Nam, 35 tuổi)

“Bây giờ, chúng tôi đang xây dựng các làng bản an toàn, không tội phạm và làng bản không ma túy. Bản chúng tôi là một bản an ninh với 5 tiêu chí như là mô hình điển hình về sức khỏe làng bản, làng bản văn hóa, làng bản không có trường hợp phạm tội và làng bản không ma túy...

(Nam, 56 tuổi)

“Đối với khái niệm giảm tác hại. Tôi không hiểu rõ lắm. Tôi chịu trách nhiệm đối với thủ đô Viêng- chăn, nên tôi không có nhiệm vụ phá vỡ đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy. Tôi chỉ giáo dục hay truyền thông về sức khỏe cho người nghiện ma túy. Nếu chúng ta có thể giảm được việc sử dụng ma túy, chúng ta cũng có thể giảm được số người buôn bán ma túy”. (Phỏng vấn nhóm) Nhiều người được hỏi vẫn giữ quan điểm rằng ở Lào không có người tiêm chích ma túy hoặc không có trường hợp nhiễm HIV trong số lượng ít ỏi những người tiêm chích ma túy ở nước này. Nhiều người tin rằng sẽ chỉ thực hiện các chương trình giảm tác hại nếu như tỉ lệ nhiễm HIV trong số người tiêm chích ma túy cao và viện dẫn đến ví dụ của Úc:

“Nhiều người nghĩ rằng bạn chỉ nên thực hiện chương trình khi đã có vấn đề HIV trong số những người tiêm chích ma túy - chẳng hạn như Úc. Đất nước chúng tôi còn có rất nhiều vấn đề như nghèo đói và tỉ lệ sản phụ tử vong cao”. (Nam, 36 tuổi)

“Những người tiêm chích ma túy chưa phải là ưu tiên bởi tỉ lệ người tiêm chích ma túy hiện còn nhỏ, người ta mới chỉ thấy có người tiêm chích ma túy ở 2 tính phía Bắc, do đó, ở đó sẽ có một số ứng phó về HIV/AIDS”. (Nam, 73 tuổi)

“Chúng tôi đã thực hiện đánh giá nhanh về tiêm chích ma túy ở 2 tỉnh phía Bắc. Trong số 550 trường hợp sử dụng/tiêm chích ma túy, 49 trường hợp tiêm chích và tỉ lệ nhiễm HIV trong số người

sử dụng và tiêm chích ma túy là 1,5%, tuy nhiên chúng tôi không thể nói rằng con số này mang tính đại diện bởi vì lượng mẫu nhỏ”. (Nữ, 62 tuổi)

Nhiều người được hỏi cũng cho rằng người sử dụng ma túy và người tiêm chích ma túy đều có nguy cơ mắc HIV bởi vì bị lây nhiễm qua đường tình dục chứ không phải đường máu do sử dụng dụng cụ tiêm chích không vô trùng. Do đó, họ thấy không cần phải có các chương trình giảm tác hại.

“Tôi đã không đồng ý với ý kiến cho rằng chúng ta phải chú trọng đến người tiêm chích ma túy bởi vì vấn đề tiêm chích ma túy vẫn còn là vấn đề nhỏ, chúng ta cần chú trọng đến phòng ngừa. Ở đất nước chúng tôi, HIV/AIDS chủ yếu được truyền qua quan hệ tình dục khác giới. Do đó, chúng ta cần chú trọng đến vấn đề này”. (Nam, 63 tuổi)

Một phần của tài liệu LEHRN_vietnamese (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)