VAI TRÒ CỦA NACD TRONG THỰC HIỆN CAN THIỆP GIẢM HẠ

Một phần của tài liệu LEHRN_vietnamese (Trang 26)

Công tác giảm tác hại ở Cam-pu-chia có vẻ như là trách nhiệm của NACD.NACD được dự kiến sẽ trở thành cơ quan quản lý quốc gia và cơ chế điều phối tất cả các vấn đề liên quan đến ma túy ở Cam- pu-chia. NACD có nhiệm vụ điều phối các luồng thông tin về giảm tác hại theo chiều ngang cũng như chiều dọc. Tuy nhiên NACD tin rằng vai trò của họ trong truyền đạt thông tin về giảm tác hại tới các văn phòng an ninh khác bị thỏa hiệp bởi vì chức năng, nhiệm vụ giảm tác hại của họ mẫu thuẫn với chức năng nhiệm vụ của Cục Phòng chống ma túy.

“Vai trò của Cục Phòng chống ma túy là tấn công ma túy, bắt giữ người sử dụng ma túy và người buôn bán ma túy. Do đó, nói về khái niệm giảm tác hại với Cục Phòng chống ma túy là khó”. - Một cán bộ NACD.

Mặc dù vậy, NACD cũng xem mình là một cơ quan giám sát việc thực hiện chương trình giảm tác hại ở Cam-pu-chia bên cạnh kiểm soát các giấy phép cho chương trình giảm tác hại, giám sát các chương trình NSPs và khả năng thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng của họ.

“NACD nên kiểm soát các chương trình bơm kim tiêm, bơm kim tiêm được cấp phát và thu gom như thế nào. Ví dụ, có hơn 10.000 bơm kim tiêm đã được cấp phát, nhưng nếu mới chỉ thu gom được có 2.000 bơm kim tiêm, vậy 8.000 bơm kim tiêm còn lại ở đâu? Chúng tôi cần biết liệu họ đã bán chúng hay sử dụng chúng sau đó thì vứt bừa bãi khắp nơi trong cộng đồng”. - Một cán bộ NACD.

Mặc dù có chức năng nhiệm vụ giám sát các chương trình giảm tác hại, một số người quan sát thấy NACD không có đủ năng lực kỹ thuật để quản lý toàn bộ các vấn đề sức khỏe và HIV có liên quan đến ma túy, kể cả xử lý các trường hợp cụ thể. NACD cũng thừa nhận rằng cán bộ trong chính cơ quan họ cũng không ủng hộ công tác giảm tác hại.

“Mặc dù NACD đã bắt đầu triển khai chương trình giảm tác hại từ năm 2009, cảnh sát vẫn không hiểu khái niệm này”. - Một cán bộ NACD.

Một phần của tài liệu LEHRN_vietnamese (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)