có thể đạt được cả hai?
Khuất Thu Hồng 1* Email: hongisds@gmail.com Nguyễn Thị Vân Anh11 Email: nguyentva@gmail.com
Melissa Jardine2 Email: m.jardine@pgrad.unimelb.edu.au Timothy Moore2 Email: tim.moore@unimelb.edu.au Bùi Thu Hương11 Email: huongbt@isds.org.vn Nick Crofts3,4 Email: nick.crofts@unimelb.edu.au * Tác giả liên hệ chính
1 Khuất Thu Hồng là trưởng nhóm nghiên cứu tại Việt Nam và là tác giả chính của bài viết này. Nguyễn Thị Vân Anh thực hiện khảo sát điền dã và đóng góp vào quá trình phân tích; Bùi Thu Hương là thành viên của nhóm nghiên cứu và tham gia vào giai đoạn đầu tiên của dự án. Ba tác giả công tác tại Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Hà Nội, Việt Nam.
2 Melissa Jardine đóng góp vào thiết kế nghiên cứu và phân tích.
2 Timothy Moore là Đồng Nghiên cứu viên chính của Dự án, chịu trách nhiệm liên hệ, điều phối và thiết kế dự án. Ông hiện công tác tại Viện Sức khỏe Toàn cầu Nossal, Trường Đại học Tổng hợp Melbourne, Australia.
4 Nick Crofts là Nghiên cứu viên chính, chịu trách nhiệm thiết kế và giám sát dự án. Ông hiện công tác tại Trung tâm Thực thi pháp luật và Y tế cộng đồng, Melbourne, Australia.
Tóm tắt
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng trong khi công an đóng nhiều vai trò trong cuộc chiến chống lại tội phạm ma túy, họ thường cho rằng nhiệm vụ của họ trong phòng chống ma túy là mâu thuẫn với việc hỗ trợ hoạt động giảm hại. Điều đó dẫn đến sự căng thẳng trong công việc và quan hệ của họ với cộng đồng. Mặc dù là lực lượng chỉ đạo và thực hiện các hoạt động giảm hại, không phải tất cả công an đều biết điều đó, một số người vẫn còn nghi ngại và cho rằng nó mâu thuẫn với nhiệm vụ chính của họ là chống lại ma túy. Điều trị methadone bị một số công an cho là mâu thuẫn với nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ hoạt động của các trung tâm cai nghiện.
Lịch sử của việc sử dụng ma túy và tiến trình của các diễn ngôn về sử dụng ma túy ở Việt Nam đã tạo ra các áp lực đối với công an và tạo ra những trông đợi mâu thuẫn dẫn đến những quan niệm và thái độ khác nhau của họ đối với các biện pháp giảm hại. Điều này giúp lý giải tại sao Việt Nam có các chính sách toàn diện và tiến bộ về HIV/AIDS và giảm hại nhưng vẫn còn không ít khó khăn cho công an tham gia một cách tích cực và hiệu quả vào chương trình giảm hại ở cấp cơ sở.
phong trào xây dựng đời sống mới ở khu dân cư; luật pháp và chính sách cần phải được cải thiện hơn nữa để giảm đi các mâu thuẫn giữa luật pháp về ma túy và luật pháp về HIV.
Các hướng dẫn về giảm hại cho công an và các đối tác khác cần phải được phổ biến rộng rãi và ủng hộ nhằm thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả hơn nữa giữa các ngành và khối liên minh giữa các ngành cần được hỗ trợ để nâng cao năng lực nhằm đóng góp tốt hơn nữa cho mục tiêu chung.