THỰC HIỆN GIẢM TÁC HẠI
Một số người được hỏi cho rằng cần có sự hỗ trợ của ngành thực thi pháp luật đối với các chương trình giảm tác hại.
“Nếu anh thực sự muốn được thực hiện can thiệp giảm tác hại, anh cần thay đổi luật hoặc anh cần phải làm một luật mới cho phép can thiệp giảm tác hại”. (Nam, 44 tuổi)
“Chúng ta cần bàn với ngành thực thi pháp luật để hiểu rõ thêm về giảm tác hại bởi vì theo ngành thực thi pháp luật, điều này là sai trái bởi vì phân phát kim tiêm là bất hợp pháp bởi vì họ đang sử dụng ma túy trái phép”. (Nam, 44 tuổi)
Một số cán bộ thực thi pháp luật thấy can thiệp giảm tác hại là một thành tố cơ bản để kiểm soát ma túy và và bổ trợ cho việc giảm cung và cầu ma túy.
“Trên thực tế, các hoạt động kiểm soát ma túy nên kết hợp ba hợp phần, chẳng hạn như là giảm lượng cung, giảm lượng cầu ma túy và giảm tác hại”. (Nam, 45 tuổi)
Mặc dù ngành thực thi pháp luật đóng một vai trò đáng kể trong việc hỗ trợ các chương trình giảm tác hại, nhiều người được phỏng vấn cho rằng các cán bộ thực thi pháp luật và chính quyền không hiểu khái niệm hoặc chưa chấp nhận khái niệm giảm tác hại và do đó gợi ý rằng cần phải có một cuộc tuyên truyền vận động liên quan đến giảm tác hại đối với các nhà hoạch định chính sách và cán bộ thực thi pháp luật.
“Chúng ta cần phải vận động chính phủ về tính cần thiết của công tác giảm tác hại. Nếu chúng ta không thực hiện can thiệp giảm tác hại, dịch HIV/AIDS sẽ lây lan và sẽ làm tăng chi phí điều trị HIV/AIDS, mặc dù ngay lúc này, chính phủ không chấp nhận nó, họ sẽ chấp nhận nó trong tương lai. Chúng ta cần đưa ra một số dẫn chứng với họ về chi phí điều trị nếu không có can thiệp và chi
Một người được phỏng vấn nói rằng cần phải tập huấn cho cảnh sát về giảm tác hại để họ hiểu rõ hơn và ủng hộ các chương trình này:
“Để có thể thực hiện chương trình giảm tác hại, trước tiên chúng ta cần tuyên truyền vận động cho cảnh sát để họ hiểu biết về giảm tác hại, và sau đó tập huấn cảnh sát với tư cách là “tập huấn viên” về làm thế nào để có thể thực hiện tuyên truyền vận động về giảm tác hại cho các nhóm cảnh sát khác. Bởi vì cảnh sát thường có xu hướng tin nhau và truyền đạt thông tin cho nhau tốt hơn người khác”. (Nữ, 37 tuổi)
THẢO LUẬN
Ở Lào, định nghĩa và các thành tố cơ bản của một chương trình giảm tác hại, và tính phù hợp của can thiệp giảm tác hại đối với bối cảnh Lào đang gây ra nhiều bất đồng và tranh luận. Nhiều bên liên quan tin rằng các chương trình giảm tác hại là không phù hợp đối với Lào nhưng vì nhiều lý do khác nhau và không nhất thiết đánh giá một cách đầy đủ những gì mà cách tiếp cận này có thể mang lại. Rõ ràng là nhiều cảnh sát Lào không hiểu biết về giảm tác hại, mặc dù vậy điều này có thể hiểu được bởi vì từ quan điểm của một cảnh sát, tính phù hợp và sự chấp nhận đối với khái niệm này chưa bao giờ được phát biểu rõ ràng.
Thiếu thông tin về tỉ lệ người tiêm chích ma túy cũng thường được liệt kê là một lý do để trì hoãn việc khởi xướng các chương trình giảm tác hại cho đến khi nào có được thông tin và bằng chứng đáng tin cậy. Ngoài ra, nhiều bên liên quan tin rằng chỉ nên bắt đầu các chương trình giảm tác hại khi có bằng chứng về tỉ lệ nhiễm HIV cao trong số những người tiêm chích ma túy - khi trên thực tế chương trình giảm tác hại cần phải được bắt đầu sớm, nhằm ngăn ngừa lây lan HIV trong số những người tiêm chích ma túy. Tâm lý miễn cưỡng này có thể phản ánh một thái độ dựa trên thiếu thông tin, hoặc thiểu hiểu biết hay thiếu niềm tin đối với mục tiêu và cơ sở dữ liệu để xây dựng nên các cách tiếp cận giảm tác hại. Cảnh sát quận, huyện lúng túng trước câu hỏi giảm tác hại bao gồm những gì và trong nhiều trường hợp, họ mô tả và ủng hộ cách tiếp cận giảm cung ma túy hơn, mặc dù các phương pháp tiếp cận giảm cung đơn chiều không hề có hiệu quả trong việc làm giảm cung và cầu đối với các chất ma túy trái phép.
Các thành viên khác trong ngành thực thi pháp luật lại nghi ngờ về lợi ích của can thiệp giảm tác hại, đặc biệt là các chương trình phân phát bơm kim tiêm, và xem đó là cách khuyến khích, dung túng và thậm chí tiềm tàng dẫn đến tăng lượng người tiêm chích ma túy, đặc biệt là trong bối cảnh tỉ lệ người tiêm chích ma túy còn ít. Nhận thức nhầm lẫn phổ biến này có thể dễ dàng bị phản bác lại từ những thông tin dẫn chứng từ các chương trình giảm tác hại đã được thực hiện ở một loạt các nơi có những điều kiện về văn hóa, tôn giáo và chính trị khác nhau trên thế giới - kể cả các nước rất gần với Lào, chẳng hạn như Việt Nam và Malaysia.
Hầu hết người được phỏng vấn đã chỉ ra những hạn chế của việc áp dụng phương pháp tiếp cận giảm tác hại chỉ với các đối tượng tiêm chích ma túy, mà không bao gồm các đối tượng nghiện ma túy khác không qua tiêm chích, và vẽ ra một mối liên hệ giữa sử dụng ma túy không qua tiêm chích và nguy cơ lây truyền HIV thông qua đường tình dục. Những điểm này là hợp lý bởi vì ở Lào tỉ lệ người sử dụng ATS và thuốc phiện truyền thống cao hơn rất nhiều và chương trình giảm tác hại hiện nay chỉ chú trọng đến
tiêm chích ma túy. Khoảng cách này làm nổi bật lên những thách thức mà Lào đang phải đối mặt trong việc xây dựng một chính sách ma túy toàn diện, có trách nhiệm xuất phát từ các yếu tố lịch sử, địa lý và mô hình sử dụng ma túy của nó. Để ứng phó với sử dụng ma túy cần phải tiên lượng được lượng tiêm chích ma túy sẽ tăng, nhất là ở các vùng biên giới và các can thiệp cần phải phản ảnh bối cảnh địa phương nhưng cũng cần phải xem xét đến dẫn chứng từ các nước khác.
Những lúng túng trong cách dùng từ và hiểu biết về khái niệm cho thấy rõ là cần phải có một thông điệp rõ ràng và nhất quán về giảm tác hại và có sự lãnh đạo mạnh mẽ từ tất cả các cấp chính quyền, ngành y tế và ngành thực thi pháp luật. Thực tế là các nước vùng Mê-kông hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến ma túy, hầu hết là nạn sử dụng amphetamine, hầu hết không phải qua đường tiêm chích. Điều này tạo ra một thách thức tiếp theo cho cán bộ ngành y tế và ngành thực thi pháp luật, đó là mở rộng mối quan tâm của họ đến tất cả các khía cạnh khác nhau của sử dụng ma túy, và qua đó đáp ứng nhu cầu của cả các cộng đồng (các tác hại liên quan đến sử dụng amphetamine, nhất là lây truyền HIV qua quan hệ tình dục và chuyển sang tiêm chích) và của những nhóm nguy cơ được xem là đe dọa tiềm tàng nước Lào (tiêm chích heroin và lây truyền HIV).
KẾT LUẬN
Bài viết này tạo ra một diễn đàn để khai thác những hiểu biết khác nhau về khái niệm giảm tác hại trong bối cảnh Lào, và các bên liên quan khác nhau nêu ra hiểu biết như thế nào về khái niệm này. Nó nhấn mạnh nhu cầu cần phải có một sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà thực hiện chương trình, chính phủ, ngành y tế, ngành thực thi pháp luật về định nghĩa cơ bản của khái niệm giảm tác hại, các yếu tố cơ bản của nó và giảm tác hại nhằm đạt được cái gì. Thêm nữa, nó nhấn mạnh rằng cảnh sát cần phải được vận động để đi đầu trong công tác giảm tác hại từ góc độ của ngành thực thi pháp luật nếu như Lào muốn phát triển công tác giảm tác hại và một chính sách ma túy hiệu quả và nhân văn.
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
Các tác giả tuyên bố rằng họ không có xung đột lợi ích nào.
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ
VS, SP, VS và PP thu thập thông tin. VS, BT, NC kiểm tra và phân tích thông tin. VS, VH, BT, TM và NC viết các bản thảo. Tất cả các tác giả đều đã đọc và thông qua bản cuối cùng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UNODC: Patterns and Trends of Amphetamine-Type Stimulants and Other Drugs, Asia and the Pacific. A Report from the Global SMART Programme November. 2011.
2. Devaney M, Reid G, Baldwin S: Prevalence of illicit drug use in Asia and the Pacific. Drug Alcohol Rev 2007, 2004 (26):97-102.
3. UNODC: World Drug Report. Volume 2: statistics. Vienna; 2004a.
4. UNODC: Survey of Drug use among youth in Vientiane, School survey. 2000.
5. LCDC/UNODC: National Drug Control Master Plan. A Five Year Strategy to Address the Illicit Drug Control Problem in the Lao PDR (2009-2013). 2010.
6. LCDC, UNODC, CHAS and Burnet Institute: Drug Use and HIV Risk Bolikhamxay, Luang Namtha, Phongsaly. , Lao PDR; 2005.
7. Phimphachanh C, Menorath S, Sychareun V, Manivong S, Phengsavanh A, Chanlivong N, Thomson N, Santavasy B, Fischer A, Power R: Amphetamine type stimulants use in Laos: Implications for individuals and public health and public security. 2008. Unpublished paper.
8. LCDC/UNODC: Survey of Drug use among unemployed youth. 2002a. 9. LCDC/UNODC: Survey of Drug use among disco clients. 2002b. 10. LCDC/UNODC: Survey of Drug use among service girls. 2002c.
11. Beyrer C, Razak MT, Lisamb K, Chen J, Lui W, Yu XF: Overland heroin trafficking routes and HIV- 1 spread in south and south-east Asia. AIDS 2000, 2000(14):75-83.
12. UNODC: Lao Country Report. 2010.
13. LCDC/UNODC: Reduce the spread of HIV harm associated with drug use amongst men and women in the Lao PDR: -HAARP Country Flexible Program Lao PDR (LAO/K18). 2007. Available at the website: http://www.unodc.org/laopdr/en/projects/K18/K18.html.
14. LCDC/Ministry of Health/CHAS/HAARP/UNODC/UNAIDS/WHO: Rapid Assessment and response to drug use in Houaphanh and Phongsaly provinces in Lao PDR. 2010.
15. UNAIDS: HIV/AIDS Health Profile for Lao PDR. 2009. Available at the website: http:/ / www.unaids. org/ en/ regionscountries/ countries/ laopeoplesdemocraticrepublic.
16. UNODC: Drugs and HIV in South East Asia A Review of Critical Geographic Areas of HIV/AIDS Infection among Injecting Drug Users and of National Programme Responses in Cambodia, China, Lao PDR,Myanmar, Thailand and Viet Nam. 2004b.
17. CHAS/FHI 2001: Behavioural Surveillance Survey 2001. CHAS/FHI publication, Lao People Democratic Republic; 2003.
18. CHAS/FHI 2004: Second generation surveillance 2nd round on HIV, STI and Behavior, 2004 CHAS/ FHI publication, Lao People Democratic Republic; 2005.
19. CHAS/BI, 2008: Second Round, Second Generation BBS Surveillance 2007. CHAS and Burnet Institute, Lao People Democratic Republic; 2008.
20. Sheridan S, Phimphachanh C, Chanlivong N, Manivong S, Khamsyvolsvong S, Lattanavong P, Sisouk T, Toledo C, Scherzer M, Toole M, van Griensven F: HIV prevalence and risk behaviour among men who have sex with men in Vientiane Capital, Lao People”s Democratic Republic. AIDS 2009, 23(3):409-414.
21. LCDC: Terms of reference of Lao task force on HIV and drug use. Lao National Commission on Drug Control and Supervision (LCDC), Vientiane; 2007.
22. CHAS: National Strategic and Action Plan on HIV/AIDS/STI 2011-2015. Vientiane, Lao PDR; 2011. 23. Ministry of Health, Ministry of Justice: HIV/AIDS Law. Vientiane, Lao PDR; 2011.
24. WHO: The HR3 Project (Harm Reduction, Human Rights, Human Resources). 2007. Building Comprehensive Harm Reduction Services for Injecting Drug Users in the Lao People”s Democratic, Cambodia and Vietnam: Towards Universal Access to HIV/AIDS prevention, Treatment & Care. 2007. 25. UNODC: Lao K 18-Reduce the spread of HIV harm associated with drug use in the Lao PDR: HAARP
Country Flexible Program Lao PDR. 2009.