NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN VIỆC THAM GIA CỦA CÔNG ANXÃ/PHƯỜNG TRONG VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH VÀ TẬP HUẤN VỀ GIẢM HẠ

Một phần của tài liệu LEHRN_vietnamese (Trang 78 - 79)

VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH VÀ TẬP HUẤN VỀ GIẢM HẠI

Các phỏng vấn sâu với công an thuộc Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Công an cho thấy công an xã/ phường không được coi như những lực lượng quan trọng trong công tác giảm hại. Quan điểm này có thể bị ảnh hưởng bởi Pháp lệnh Công an xã năm 2008, trong đó có đề cập đến công an xã/phường như là “lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân” (Điều 3) [20].

“Ở cấp xã, công an không thực sự là công an - họ chỉ như công an bán chuyên trách. Họ phụ

Biểu đồ 5. Quan điểm của công an về tính thích đáng của việc sử dụng quyền tự quyết định (không theo luật) đối với những vi phạm nhỏ nhằm ngăn chặn tội phạm 10 9 5 1 Số người trả lời 0 2 4 6 8 10 12 Nhìn chung

nghiệp… Công an xã có nhiệm vụ nắm thông tin và hiểu biết về những người sử dụng ma túy trên địa bàn của họ. Công an xã không tham gia đào tạo để trở thành công an. Họ không theo học ở Học viện”. (Công an cấp Trung ương A)

Do có ít nguồn lực cho vận động chính sách và tập huấn về giảm hại cho công an, nên ưu tiên thường được dành cho những người ở cấp cao, với giả định thành ngôn hoặc không thành ngôn cho rằng thông tin và chính sách sau đó sẽ được phổ biến rộng khắp. Một cố vấn công an cho một dự án vận động chính sách quan trọng do nước ngoài tài trợ hướng tới cơ quan thực thi luật pháp ở một số nơi ở Việt Nam cho hay công anxã/phường không thuộc đối tượng của dự án.

“Không, [công anxã/phường] không được tham gia tập huấn. Họ có thể tìm hiểu về giảm hại bằng cách đọc luật nhưng tôi không biết rõ lắm.Tôi không biết họ tìm hiểu về giảm hại như thế nào. Từ trước đến nay tôi chỉ tập trung vào cấp tỉnh thành và thỉnh thoảng một số công an ở cấp quận/ huyện. Nếu mà chúng tôi muốn tập huấn cho công an xã/phường thì cũng rất khó vì không thể tập huấn cho quá nhiều công an. Có lẽ trong lương lai, chúng tôi sẽ có kế hoạch tập huấn cho công an xã/phường, nhưng chưa phải là bây giờ”. (Công an cấp Trung ương A)

Những người trả lời phỏng vấn cho biết không chỉ thiếu các khóa tập huấn về giảm hại cho công an ở cấp xã/phường mà cũng không rõ bằng cách nào mà công an cấp quận/huyện hoặc cấp cao hơn, trong khi nhận thức rõ về vấn đề giảm hại, thực sự phổ biến kiến thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp can thiệp giảm hại được công an cấp thấp hơn thực hiện tại địa bàn. Giống như trong lời trích dẫn sau đây, công anxã/phường dường như bị bỏ quên nếu chỉ dựa vào các văn bản hướng dẫn mà có thể là chưa đầy đủ để giúp đưa ra những quyết định cụ thể.

“Ban chỉ đạo phòng chống AIDS thành phố Hà Nội … tổ chức các khóa tập huấn cho công an cấp quận/huyện, nhưng chỉ dành cho những người quản lý và sĩ quan cấp cao và những người đóng vai trò chủ chốt thôi… Chúng tôi có một quyển sách hướng dẫn ở mỗi đồn công an phường. Họ sẽ có sách hướng dẫn về MMT và họ đã có hướng dẫn về chương trình bơm kim tiêm. Những tài liệu này được phân phát tới mỗi đồn công an phường”. (Trưởng công an quận B)

Pháp lệnh Công an xã năm 2008 chỉ ra rõ ràng rằng các nhiệm vụ được định rõ của công an phường khiến họ phải tìm hiểu các thông tin về giảm hại. Tuy nhiên, các quan điểm về các thủ tục tuyển dụng và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo công an có thể có ảnh hưởng đến quan điểm về năng lực của công an xã/phường trong việc thực hiện các nhiệm vụ của họ, như mô tả trong lời trích dẫn dưới đây.

“Sau khi tôi gặp công an phường, họ thông minh hơn tôi tưởng mặc dù họ chỉ học Trung cấp cảnh sát”. (Công an cấp Trung ương B)

Một phần của tài liệu LEHRN_vietnamese (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)