Hầu hết người được hỏi khi đề cập đến các chương trình giảm tác hại ở Lào chỉ tập trung vào một hoặc hai thành tổ trong chiến lược hoàn chỉnh - đó là các chương trình phân phát bơm kim tiêm (Needle and Syringe Programs - NSP) và liệu pháp thay thế thuốc phiện (Opioid Substitution Therapy - OST); và thậm chí hai thành tố này cũng không đầy đủ. Chỉ có một vài người đề cập đến các thành tố khác được xem là gắn liền với cách tiếp cận giảm tác hại toàn diện chẳng hạn như tiếp cận đồng đẳng, phân phát bao cao su và thuốc ARV.
“....Hợp phần can thiệp giảm tác hại bao gồm nhiều thành tố khác nhau như cung cấp bao cao su, phân phát bơm kim tiêm, methadone và giáo dục kiến thức về sức khỏe cho người nghiện ma túy”.
(Nữ, 55 tuổi)
Chỉ có vài người nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận giảm tác hại toàn diện:
“Ở đâu trên thế giới thì các thành tố của giảm tác hại cũng giống nhau bao gồm giáo dục sức khỏe, phân phát bao cao su, trao đổi bơm kim tiêm và methadone”. (Nam, 40 tuổi)
Có sự không thống nhất về các thành tố cơ bản của một chương trình giảm tác hại toàn diện.Một số người được hỏi tập trung vào giáo dục đồng đẳng, các chương trình tiếp cận đối tượng và sử dụng bao cao su. Không một người nào có thể đưa ra chi tiết tất cả chín thành tố của một chương trình giảm tác hại toàn diện và thường bỏ qua chẩn đoán và điều trị, tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh lao (TB).
“Can thiệp giảm tác hại bao gồm nhiều thành tố khác nhau như cung cấp methadone, bao cao su, bơm kim tiêm và giáo dục sức khỏe”. (Nam, 54 tuổi)
“Chúng ta cần phải bàn về các thành tố của giảm tác hại trên nước ta, cái gì là phù hợp với Lào?”.
(Nam, 55 tuổi)