nghiệp vật liệu xây dựng
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm củadoanh nghiệp vật liệu xây dựngdoanh nghiệp vật liệu xây dựngdoanh nghiệp vật liệu xây dựng doanh nghiệp vật liệu xây dựng
1.2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì “cạnh tranh” (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
- Theo Các Mác thì cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
- Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế ngày nay thì cạnh tranh được coi là môi trường, động lực của sự phát triển, các nhà kinh tế học đã đưa ra quan niệm: Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
Tóm lại, từ các quan niệm khác nhau trên có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế (các nhà sản xuất, nhà kinh doanh) ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, tiêu thụ có lợi nhất nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
1.2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh (NLCT) được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay giữa các học giả vẫn chưa có sự thống nhất chung.
Dưới đây là một số quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phổ biến hiện nay:
Theo Nguyễn Thị Quy: “NLCT của một doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó tạo ra, duy trì và phát triển những ưu thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời sẽ đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”. [18, tr.11]
Theo nhà kinh tế Alan V. Deardorff: “NLCT là khả năng tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và tương đối so với các đối thủ khác với mục tiêu chiếm được thị phần và tối đa hóa lợi nhuận, đưa doanh nghiệp phát triển về quy mô và ảnh hưởng của mình trong thị trường”. [18, tr.11]
Tuy nhiên, có thể nói khái niệm về NLCT là của Michael Porter: “NLCT được đánh giá dựa trên năng suất, giá trị của hàng hoá và dịch vụ làm ra tính trên một đơn vị nhân lực, vốn, tài nguyên của một quốc gia. Năng suất cao tạo ra mức lương cao (cho người làm công), đồng tiền mạnh (cho một quốc gia), lợi nhuận hấp dẫn trên nguồn vốn và cuối cùng là mức sống cao cho người dân”. [10, tr.22]
Tổng hợp quan điểm trên, tác giả đề xuất khái niệm NLCT trong phạm vi nội dung luận văn: “NLCT của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất để đạt được lợi ích kinh tế cao, chiếm được thị phần lớn và phát triển bền vững”.
Như vậy, NLCT thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. NLCT không phải là một chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành. Đây là yếu tố nội hàm của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, marketing.... một cách riêng biệt mà cần phải đánh giá, so sánh những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường.
lập được lợi thế so sánh với các đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh về mình, mở rộng được thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận cao và bền vững.
1.2.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Đặc trưng của ngành VLXD là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Bên cạnh đó, sức ép từ các yếu tố đầu vào, cũng như khách hàng, các đối thủ cạnh tranh là rất lớn.
Trước đây khách hàng thường sử dụng bê tông được trộn theo phương pháp thủ công nhưng khi trên thị trường xuất hiện BTTP thì khách hàng bắt đầu chuyển sang sử dụng BTTP ngày càng nhiều. Vì sử dụng bê tông được trộn theo phương pháp thủ công thì tốn nhiều thời gian công trình mới được hoàn thành và đặc biệt là chất lượng không cao còn đối với việc sử dụng BTTP thì sẽ rút ngắn thời gian hoàn thành công trình, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm được nguồn nhân lực.
Chính vì vậy, NLCT sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD là khả năng sử dụng toàn bộ nguồn lực tạo nên các lợi thế của sản phẩm đó như chất lượng, giá cả, dịch vụ kèm theo và các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp VLXD đối với sản phẩm BTTP mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh. Sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD A có khả năng cạnh tranh cao hơn khi sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD B cùng chủng loại chiếm thị phần lớn hơn.