nghiệp vật liệu xây dựng
nghiệp vật liệu xây dựng
1.2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì “cạnh tranh” (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
- Theo Các Mác thì cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
- Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế ngày nay thì cạnh tranh được coi là môi trường, động lực của sự phát triển, các nhà kinh tế học đã đưa ra quan niệm: Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
Tóm lại, từ các quan niệm khác nhau trên có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế (các nhà sản xuất, nhà kinh doanh) ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, tiêu thụ có lợi nhất nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
1.2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh (NLCT) được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay giữa các học giả vẫn chưa có sự thống nhất chung.