Các bộ phận cấu thành kết quả năng lực cạnh tranh sản phẩm bêtông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG MHDI9 – TỔNG CÔNG TY ĐTPT NHÀ VÀ ĐÔ THỊ BỘ QUỐC PHÒNG (Trang 36)

liệu xây dựng trên thị trường

Giá trị vô hình sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD trên thị trường là mang tính tổng hợp, nhưng cũng là chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá NLCT của doanh nghiệp. Giá trị vô hình sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD bao gồm hai bộ phận:

- Thứ nhất là uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, được phản ánh chủ yếu ở "văn hoá doanh nghiệp", bao gồm trang phục, văn hoá ứng xử, phong cách phục vụ, kinh doanh minh bạch, các hoạt động xã hội, từ thiện... của doanh nghiệp.

- Thứ hai là giá trị của tài sản nhãn hiệu, những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì giá trị càng cao. Nếu sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD được gia tăng. Muốn có được giá trị thương hiệu sản phẩm BTTP cao thì doanh nghiệp VLXD phải thường xuyên chăm lo chất lượng, không ngừng cải tiến, đổi mới sản phẩm tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách phục vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thông thường người ta tính giá trị nhãn hiệu bằng cách lấy giá trị thị trường của công ty trừ đi giá trị tài sản hữu hình của nó. Theo Tập đoàn Interbrand thì:

Giá trị nhãn hiệu = Thu nhập ròng * Hệ số sức mạnh nhãn hiệu của Công ty.

1.2.3. Các bộ phận cấu thành kết quả năng lực cạnh tranh sản phẩm bêtông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựngtông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựngtông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp VLXD kinh doanh sản phẩm BTTP nói riêng phải chịu rất nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện khắc nghiệt đó, mỗi doanh nghiệp VLXD đều phải có những công cụ cạnh tranh riêng của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Các bộ phận cấu thành lợi thế cạnh tranh sản phẩm thường được sử dụng cụ thể là:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG MHDI9 – TỔNG CÔNG TY ĐTPT NHÀ VÀ ĐÔ THỊ BỘ QUỐC PHÒNG (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w