Kiểm soát rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 88 - 90)

Ngân hàng MSB - Chi nhánh Quảng Ninh

Trong năm 2019, ngân hàng MSB đã thành lập khối Quản trị Rủi ro và củng cố khung quản trị rủi ro nhằm phát triển một hệ thống quản lý rủi ro độc lập, tập trung, chuyên môn hóa, theo chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời, MSB đã triển khai dự án Tiền Basel II - một trong những dự án trọng yếu về quản trị rủi ro trong năm và là tiền đề để triển khai Hiệp ước vốn Basel II trong tương lai.

81

Bảng 2.10. Danh mục các rủi ro trong hoạt động NHĐT tại Ngân hàng MSB - Chi nhánh Quảng Ninh

STT Sự kiện rủi ro Năm

2018

Năm 2019

Năm 2020

1 Hành động trái phép, sai thẩm quyền 0% 0% 0% 2 Lỗi thiết kế của sản phẩm dịch vụ 0,86% 0,65% 0,4% 3 Gián đoạn hệ thống 2% 1,7% 1%

4 Lỗi, sai sót khi nắm bắt thông tin,

thực hiện và duy trì giao dịch. 2,35% 1,50% 1,00%

5 Lỗi, sai sót trong kiểm tra giám sát

hoạt động và báo cáo 1,10% 0,56% 0,43%

6 Sai sót trong quản lý tài khoản, tài sản

của khách hàng 1,54% 1,47% 1,20%

7 Sai sót trong quản lý các nhà cung

cấp dịch vụ 0,70% 0,50% 0,20%

(Nguồn: Báo cáo rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHĐT tại Ngân hàng MSB - Chi nhánh Quảng Ninh)

Trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, Ngân hàng MSB - Chi nhánh Quảng Ninh cũng vướng phải một số lỗi rủi ro tác nghiệp nhưng các lỗi rủi ro này có xu hướng đi xuống và kiểm soát tốt. Vì tại Ngân hàng MSB - Chi nhánh Quảng Ninh, bộ phận công nghệ thông tin hằng ngày phải thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hệ thống máy tính và máy camera đặt tại các ATM của chi nhánh, khi nhận được thông báo về các sự cố, lỗi hệ thống thì bộ phận này phải giải quyết và khắc phục sự cố một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải tiếp tục nghiêm túc thực hiện những biện pháp kiểm soát kịp thời như: nghiêm túc thực hiện nội quy lao động, nâng cấp đường truyền hệ thống, thường xuyên nâng cao trình độ cho cán bộ tác nghiệp. Không ngừng chấn chỉnh, nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đánh giá các lỗi rủi ro tác nghiệp thường xuyên nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát được tốt hơn.

82

Điều này là nhờ có những chiến lược phát triển mạnh về cả CNTT lẫn các chính sách quản trị rủi ro.

Tuy nhiên, do hệ thống ngân hàng điện tử tại Ngân hàng MSB - Chi nhánh Quảng Ninh với các chiến lược phát triển cũng như các chính sách quản lý rủi ro vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên ngân hàng MSB nói chung và chi nhánh MSB - Chi nhánh Quảng Ninh nói riêng vẫn cần phát huy hết sức để có thể hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro theo chuẩn quốc tế và phát huy tối đa trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng.

Ngoài kênh tư vấn và giải đáp thắc mắc trực tiếp từ các nhân viên giao dịch, Ngân hàng MSB - Chi nhánh Quảng Ninh cũng có một kênh nhận và giải đáp thắc mắc, ghi nhận cũng như thông báo các sai sót, lỗi trong hoạt động của NHĐT cho khách hàng đó là dịch vụ Chăm sóc khách hàng với 2 đầu số phục vụ 24/24 nhằm giúp khách hàng ghi nhận và khắc phục các sự cố mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 88 - 90)