Đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 26 - 29)

E-banking là một bộ phận của thanh toán không dùng tiền mặt. Nó gắn liền với việc chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân, nó tạo ra tốc độ chu chuyển tiền tệ nhanh hơn, khả năng luân chuyển vốn tốt hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí về in ấn tiền, kiểm đếm vận chuyển tiền mặt. Mặt khác, e- banking còn làm thay đổi nhận thức, tâm lý của dân chúng về việc sử dụng tiền qua các phương tiện hiện đại, góp phần nâng cao dân trí cho xã hội.

E-banking là hệ thống thanh toán thông qua mạng máy tính và viễn thông đạt được tốc độ thanh toán với thời gian thực, đặc biệt là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến diện rộng giữa các ngân hàng và khách hàng. Nhờ ưu thế tuyệt đối về tốc độ thanh toán, thanh toán điện tử là xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia phát triển và đang phát triển nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế, kinh doanh trên phạm vi toàn

19

cầu với hệ thống thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tài chính tiền tệ được kết nối trên phạm vi toàn cầu và giao dịch diễn ra 24/24 giờ.

Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, khối lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều đòi hỏi phải tăng phương tiện thanh toán. Mặt khác, thu nhập của dân cư ngày càng cao vượt nhu cầu chi tiêu thường xuyên sẽ được tiết kiệm đầu tư, tất yếu vốn đầu tư của dân cư sẽ tăng lên hoặc gửi vào ngân hàng, đầu tư vào thị trường chứng khoán...

Cùng với dân trí được nâng cao, người dân sẽ có nhu cầu mở tài khoản cá nhân, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hơn nữa, với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh, nhu cầu giao lưu, du lịch của người dân cũng vượt khỏi phạm vi quốc gia dẫn đến lưu thông hàng hóa, chu chuyển vốn và cung ứng dịch vụ mở rộng trên phạm vi quốc tế... Tất cả đều đòi hỏi tăng phương tiện thanh toán cũng như tăng số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, tăng khối lượng giao dịch thanh toán sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng Trung ương thực thi chính sách tiền tệ về cung ứng tiền. Đặc biệt là, cung ứng tiền mặt và kiểm soát lạm phát cũng như thực thi chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nếu tiếp tục duy trì hệ thống thanh toán truyền thống.

Ngày nay thị trường tài chính tiền tệ phát triển và quốc tế hóa cao, hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7/7 ngày trong tuần và 365/365 ngày trong năm. Trên thị trường ấy, giao dịch mua bán hết sức sôi động, giá cả biến động hàng giờ, hàng phút và luồng vốn chu chuyển liên tục từ quốc gia châu lục này sang quốc gia, châu lục khác với khối lượng thanh toán tăng nhanh chóng. Trong khi tổng doanh số thương mại dịch vụ thông thường toàn thế giới hàng năm đạt đến con số 280.000 tỉ USD thì khối lượng giao dịch ngoại tệ trên thế giới đạt tới con số 19.600.000 tỉ USD. Như vậy, hàng ngày bình quân giá trị giao dịch ngoại tệ toàn thế giới khoản 1200 tỉ USD và cũng là khối lượng thanh toán mà các hệ thống thanh toán các nước phải chuyển tải.

Với qui mô khổng lồ về khối lượng thanh toán, đặc biệt là thanh toán vượt biên giới, đã đặt ra thử thách cho Ngân hàng Trung ương các nước trong công tác quản lý, kiểm soát hệ thống tiền tệ. Ngân hàng nói chung và hệ thống thanh toán nói

20

riêng, thông thường mỗi món thanh toán có giá trị lớn, phạm vi thanh toán vượt biên giới và yêu cầu chất lượng thanh toán phải an toàn, nhanh chóng, kịp thời. Đặc biệt, với khối lượng thanh toán như vậy thường tiềm ẩn rủi ro khó lường đối với từng quốc gia cũng như hệ thống tài chính toàn cầu.

Trong tổng doanh số thương mại điện tử toàn thế giới hiện nay, trên 40% là thuộc giao dịch ngân hang mà chủ yếu là chu chuyển vốn, còn lĩnh vực mua bán hàng hóa qua mạng mới đạt 0,5%, Chính phủ với các trung tâm thông tin tầm cỡ thế giới phục vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, đặc biệt lĩnh vực dịch vụ công do nhà nước cung cấp, lĩnh vực giáo dục, đào tạo trực tuyến, sẽ làm biến đổi toàn diện, sâu sắc và kỳ diệu hoạt động thực tiễn và đời sống của con người. Toàn bộ giao dịch, giao lưu rộng lớn theo cơ chế thị trường, theo quan hệ cung cầu, quan hệ chi phí và thu nhập đều thuộc phạm vi bao trùm của thương mại điện tử tất yếu đòi hỏi một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại với giao dịch thanh toán trực tuyến, thực hiện thanh toán tự động với mạng lưới rộng lớn đến từng các nhân theo mô hình tập trung thống nhất. Tất cả điều đó khẳng định vai trò vô cùng to lớn của hệ thống thanh toán điện tử đối với nền kinh tế tri thức và thương mại điện tử theo nghĩa rộng của nó.

Nghiên cứu lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giới đã ghi nhận sự thay đổi các kiểu nghiệp vụ ngân hàng, đồng thời cho ta biết xu hướng chung của các ngân hàng trên toàn thế giới mặc dù có sự khác biệt về, dân tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ. Kiểu mẫu đó lần đầu tiên xuất hiện ở Anh vào cuối thế kỷ XIX. Sau gần nửa thế kỷ thay đổi về cơ cấu, dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống song bản vị và thiết lập chế độ bản vị vàng, chuyển từ chế độ phát hành giấy bạc sang chế độ phát hành séc, chế độ tiền điện tử. Về mặt cơ cấu tổ chức ngân hàng cũng được chuyển từ các ngân hàng có qui mô nhỏ, hoạt động trong vùng lãnh thổ sang các ngân hàng lớn có phạm vi hoạt động quốc gia, khu vực và quốc tế.

Tổ chức xây dựng hoàn thiện dịch vụ NHĐT trở thành xu thế tất yếu và bức xúc vì vai trò to lớn, hiệu quả cao, trên cơ sở đó các NHTM có thể tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc gia tăng nguồn thu dịch vụ. Trong những thập niên đã qua, chúng ta chứng kiến các mạng máy tính và viễn thông đã tạo cho giao dịch nghiệp

21

vụ giữa các ngân hàng ở các quốc gia, châu lục khác nhau, gia tăng về số lượng và đạt chất lượng cao. Tiến bộ của công nghệ thông tin đã gây nên hao mòn vô hình rất lớn, phá vỡ nền tảng đồng nhất của hệ thống thanh toán đòi hỏi đầu tư đổi mới liên tục, điều này trở thành thách thức to lớn đối với mọi quốc gia phát triển và đang phát triển. Mỗi công nghệ mới ra đời, các thế hệ máy tính mới xuất hiện đòi hỏi phải tổ chức, xây dựng lại hệ thống thanh toán với vốn đầu tư, chi phí rất lớn. Đối với Việt Nam, xu thế đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội nhờ thừa hưởng kinh nghiệm quốc tế và thành tựu công nghệ mới đi tắt đón đầu tiến lên tự động hóa mức cao.

Từ phân tích thực tiễn và xu thế tương lai, chúng ta có thể khẳng định rằng hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tổ chức xây dựng hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử là vấn để bức xúc đối với mỗi quốc gia và có vai trò đặc biệt quan trọng trước xu thế toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 26 - 29)