Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 50 - 52)

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (viết tắt là MSB )

MSB tự hào là ngân hàng TMCP đầu tiên ra đời (năm 1991) trong thời kỳ kinh tế mở cửa và phát triển của Việt Nam. Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, mang trong mình sức mạnh tập thể và tinh thần tiên phong của các cổ đông sáng lập, MSB không ngừng tạo lập nhiều cột mốc mang tính đột phá trong ngành tài chính ngân hàng:

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…

Ban đầu, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

43

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam . Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

Từ 2009 đến 2010, MSB xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài/quy mô với sự tư vấn của tổ chức Quốc tế McKinsey

Năm 2015, MSB trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam về vốn điều lệ và mạng lưới khi sáp nhập ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông và mua lại công ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam.

Năm 2018, MSB tiếp tục tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 và trở thành ngân hàng đầu tiên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào phát hành thẻ tín dụng và tích hợp thành công phương thức thanh toán QR code với 2 đối tác lớn là Vnpay và Payoo.

Năm 2019, MSB triển khai thay đổi toàn diện từ nhận diện thương hiệu đến mô hình trải nghiệm để trở thành ngân hàng đáng tin cậy, thấu hiểu khách hàng nhất và đạt lợi nhuận cao tại Việt Nam.

MSB không ngừng vươn lên dựa trên 5 thế mạnh nền tảng vững chắc:

Tiềm lực tài chính vững mạnh: Năm 2018, Tổng tài sản MSB đạt 137,768 tỷ đồng, tăng 32,07% so với 2015. Vốn chủ sở hữu được tăng lên 13,820 tỷ đồng. Tổng thu nhập (TOI) của ngân hàng ở mức 11,144 tỷ đồng.

Năng lực quản trị rủi ro và mô hình tín dụng tốt nhất thị trường với sự đánh giá và xếp loại bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới:

Theo đánh giá xếp hạng tín nhiệm bởi Moody’s công bố cuối tháng 3/2019, MSB được nâng bậc xếp hạng Tiền gửi dài hạn nội tệ và ngoại tệ lên B2. Cả 2 hạng mục là Rủi ro đối tác dài hạn (CRR) và Đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (CRA) đều thăng hạng từ B2 lên B. Đặc biệt, Moody’s điều chỉnh hạng mục Đánh giá xếp hạng tín nhiệm cơ sở của Ngân hàng (BCA) từ CAA1 lên B3.

44

MSB có mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế Basel II: Ngày 17/6/2019, MSB được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Đây là chứng nhận cho hoạt động an toàn, hiệu quả và minh bạch theo những nguyên tắc quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, giúp MSB nâng cao vị thế, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Tháng 3/2020, MSB hoàn tất cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn quy định (ngày 01/01/2021) theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN của NHNN và tếp tục hướng tới các chuẩn mực của Basel II nâng cao và Basel III đối với quản trị rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, thanh khoản.

Ngày 15/10/2020, MSB chính thức ra mắt tính năng eKYC, nhờ đó khách hàng cá nhân đã có thể mở gói tài khoản và thẻ debit online mà không cần phải tới quầy giao dịch;

Ngày 11/12/2020 ngân hàng số TNEX của MSB chính thức được ra mắt với những lợi thế cạnh tranh vượt trội về tện ích và miễn phí 100% cho người sử dụng; ghi dấu bước tến tên phong của MSB trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay.

Ngày 14/12/2020, MSB nhận quyết định chấp thuận niêm yết 1,175 tỷ cổ phiếu của Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khoán MSB; ngày 23/12/2020 cổ phiếu ngân hàng có phiên giao dịch chào sàn thành công với mức giá đóng cửa đạt 17.000 đồng/cổ phiếu, tăng 13,3% so với mức giá chào ban đầu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 50 - 52)