Chuyện kiếm sống

Một phần của tài liệu Taisachmoi.com_Song-va-khat-vong (Trang 44 - 46)

sinh viên năm nhất đi làm nên tôi phải sống hoàn toàn dựa vào tiền học bổng và trợ cấp của gia đình. Chính vì thế, vào kì nghỉ hè sau năm thứ nhất, trong khi bạn bè có điều kiện về nước thăm gia đình thì tôi phải ở lại và chạy khắp nơi xin việc làm thêm để trang trải cho cuộc sống.

Thời gian này cũng là thời gian mà tôi bắt đầu thay đổi cách mình tư duy về tiền bạc. Trong suốt cả năm học trước đó, lúc nào tôi cũng rất ki bo đến từng li từng tí. Thậm chí, có lần muốn mua một que kem ở khu bình dân tôi cũng phải suy nghĩ đi suy nghĩ lại, và rồi quyết định

không mua vì cảm thấy quá đắt so với ở Việt Nam. Chính vì mua một que kem mà còn phải suy nghĩ nên những thứ khác lớn hơn tôi đều cố gắng tiết kiệm. Tôi còn nhớ lúc ấy, mặc dù biết rằng điện thoại di động khá cần thiết cho việc liên lạc với bạn bè sắp xếp thời gian họp nhóm và làm việc nhóm, tôi cũng không dám mua dùng. Mãi cho đến khi gặp rắc rối với mấy đứa bạn cùng nhóm và bị cho là vô trách nhiệm (do thường xuyên lỡ các cuộc họp mặt làm việc) thì tôi mới chịu bỏ tiền ra mua điện thoại.

Có lẽ tôi sẽ cứ như thế mãi nếu như tôi không có dịp tình cờ ngồi đọc một số bài báo về tài chính cá nhân trên mạng, tôi bắt đầu nhận ra nhiều điều.

Tôi nhận ra rằng, việc ki bo (không dám ăn, không dám mặc, không dám chi tiêu hợp lý,... chỉ vì muốn tiết kiệm tiền) thật ra là một sự lãng phí to lớn (lãng phí cuộc sống của chính mình và lãng phí những cơ hội), vì ki bo khiến chúng ta chỉ đơn giản tập trung vào việc lấy khó khăn để bù cho khó khăn, mà không tập trung vào tạo ra giá trị gì cho bản thân, gia đình và xã hội. Cho nên, thay vì dành thời gian suy nghĩ làm cách nào để tiết kiệm từng đồng từng cắc thì tôi bắt đầu dành thời gian suy nghĩ làm cách nào để kiếm được nhiều tiền bằng sức lao động và khả năng của chính mình.

Bên cạnh đó, tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng, tôi hết sức ủng hộ việc chi tiêu hợp lý, vì số tiền tiết kiệm được có thể dùng để đầu tư vào nhiều thứ khác nhau để mang lại những lợi ích to lớn và lâu dài hơn. Tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình không được lãng phí tiền bạc vào những thứ không cần thiết, còn đối với những thứ tôi đã cho là cần thiết thì tôi chẳng bao giờ tiếc tiền cả. Nói cho cùng, tiền bạc phải là một công cụ chứ không thể là một ông chủ.

Khi không còn phải chịu sự ràng buộc của luật pháp Singapore về việc cấm sinh viên năm nhất đi làm thêm, tôi đã quyết tâm phải kiếm tiền để đầu tư cho chất lượng cuộc sống và chất lượng việc học của mình. Không gia đình, không quen biết, tôi học cách hoàn toàn đứng trên đôi chân mình, kiếm sống bằng chính đôi tay và khối óc của mình.

Vấn đề là ở chỗ vào thời điểm đó, kinh tế Singapore đang xuống dốc trầm trọng, cho nên thậm chí đến vị trí làm bồi bàn tôi cũng chẳng xin được vì... thiếu kinh nghiệm!? Chưa kể khi kinh tế đi xuống là khi hoạt động bán hàng đa cấp phát triển rầm rộ hơn vì nhiều người mất việc làm.

Tôi vẫn còn nhớ lần đó sau khi đọc một thông tin tìm người trên báo, tôi tìm đến công ty nọ. Hoàn toàn ngược với những lần tôi đi tìm việc trước, lần này tôi được tiếp đón hết sức niềm nở bởi một chị rất xinh diện bộ đồ vest nhìn khá lịch sự. Sau khi ngồi nghe chị giảng một hồi về việc làm giàu bằng bán hàng đa cấp tôi cảm thấy có gì đó không ổn nhưng không giải thích được. Đó chỉ là một trực giác vì lúc ấy tôi vẫn còn là một sinh viên khờ khạo chẳng có tí kiến thức gì về kinh tế. Nhưng tôi tin vào trực giác của mình nên đã quyết định nhanh chóng tìm đường rút lui bằng cách giả vờ ngu ngơ không hiểu rõ tiếng Anh.

Cũng may là lần đó tôi đã tỉnh táo vì sau này có một vài bạn sinh viên Việt Nam ở Singapore cũng tham gia bán hàng đa cấp và vô tình gây ra một vụ tai tiếng rất lớn trong cộng đồng. Đến nỗi Hội Sinh Viên Việt Nam tại NUS phải gởi cả một thông báo chính thức để cảnh báo toàn bộ các bạn sinh viên. Còn ở Việt Nam thì báo Tuổi Trẻ cũng có một bài viết về vụ việc này. Từ góc độ của mình, tôi nghĩ những bạn sinh viên liên quan đến vụ việc ấy rốt cuộc cũng chỉ là nạn nhân của những trò lừa đảo tinh vi đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết mà thôi. Tuy nhiên, hệ quả thì thật khôn lường vì các nạn nhân không chỉ mất tiền mà còn phải chịu sự nghi ngờ của người xung quanh đối với họ sau đó một thời gian. Thế mới biết, con đường tự bươn chải kiếm sống cũng thật lắm cạm bẫy.

Sau năm lần bảy lượt tìm việc làm thêm không thành, phải đi làm một số việc thời vụ lặt vặt để kiếm sống, cuối cùng tôi cũng tìm được công việc trợ lý về công nghệ thông tin cho vị giáo sư ở khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường. Công việc của tôi là quản trị và cập nhật tin tức cho một trang web thông tin kinh doanh và hướng dẫn vị giáo sư những kiến thức tin học cần thiết. Công việc cũng khá cực vì vị giáo sư rất khó tính, nhưng tôi biết chắc rằng so với những công việc tay chân hay thời vụ thì công việc này dễ dàng hơn nhiều nên tôi lại càng cố gắng. Từ đó, tôi có một nguồn thu nhập nhỏ nhưng khá ổn định đủ trang trải cho cuộc sống sinh viên của mình.

Điều đáng nói ở đây là tôi được nhận vào làm công việc này không phải nhờ kiến thức tôi học trong trường mà là nhờ những kiến thức tôi tự học được trong kì nghỉ giữa năm vừa rồi. Tôi lại càng thấm thía bài học về đầu tư vào chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Taisachmoi.com_Song-va-khat-vong (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)