Tổng số diện tích ruộng đất đã canh tác

Một phần của tài liệu TCT.DT.che-do-cong-dien-cong-tho-trong-lich-su-khan-hoang-lap-ap-o-nam-ky-luc-tinh (Trang 82 - 84)

D. – RUỘNG ĐẤT MIỄN THUẾ

a) Tổng số diện tích ruộng đất đã canh tác

Năm 1859 Pháp chiếm Sài Gòn, năm 1861 chiếm 3 tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường, năm 1867 chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Pháp bắt đầu làm thống kê đinh điền cho cả 6 tỉnh từ đó. Chúng ta lấy bản thống kê này để so sánh với những tư liệu cuối cùng của chính quyền triều Nguyễn đưa ra qua sách Đại Nam nhất thống chí về ruộng đất ở Lục tỉnh khoảng năm 1840, qua Đại Nam thực lục về đinh năm 1847. Từ đó ta sẽ suy luận, tính toán rồi rút ra kết quả sau:

Trên đây chúng tôi nêu lên 2 con số đinh của năm 1847 và 1867, không phải để phân tích về dân số, song muốn bàn về tính chính xác của bản thống kê đầu tiên do chính quyền thực dân lập ra. Số đinh năm 1847 là 165.598 người, tại sao 20 năm sau lại chỉ còn 68.358 người? Phải chăng đinh ít vì dân số tàn rụi? Không phải thế, vì chính thống kê của Pháp lúc đó đã ghi 68.358 dân có đăng ký và 1.115.555 dân Việt không đăng ký. Dân số Lục tỉnh đã bắt đầu đông và tăng đều. Số đinh bỗng tụt hẳn xuống là vì dân chúng không đăng ký và đóng thuế cho thực dân. Nếu dựa vào thói quen tính dân số và đinh tịch của người Việt xưa là “suy theo cái số cổ giả một người cày ruộng phải nuôi 5 người”, nghĩa là, trong điều kiện khai báo bình thường, ta cứ nhân số đinh với hệ số 5 thì sẽ ra dân số. Dựa vào nguyên tắc kinh nghiệm truyền thống đó, đồng thời căn cứ trên sự biến chuyển dân số từ 165.598 với 20 năm sau và dựa vào chính con số gần 1,2 triệu gồm cả dân đăng tịch lẫn không của Nam kỳ khi đó, thì số đinh phải lên tới khoảng 240.000 chứ không thể là 68.358. Số đinh quá ít này có lẽ là những người bắt buộc phải khai báo hoặc đành chịu ở lại. Còn trên 170.000 dân đinh khác là tiểu nông hoặc một số đại địa chủ thì nhất quyết không chịu làm “dân đăng bộ” của đế quốc dù phải mất hết nhà cửa ruộng vườn (điển hình nhất là trường hợp Nguyễn Đình Chiểu). Một số khá đông cũng bỏ ruộng vườn để đi “tị địa” ở miền Nam Trung Bộ. Nơi đây chúng ta không phán đoán về chính trị, song chỉ muốn nói lên sự cẩn trọng phải có khi sử dụng những thống kê của Pháp để lại, kể cả những thống kê được coi là chính xác về mặt điều tra và tính toán.

Đối với diện tích ruộng đất cũng vậy, thống kê năm 1867 đưa ra những con số sai lạc, cách xa sự thật. Có người cho rằng dân đinh có thể không khai trình, nhưng ruộng đất chắc phải đăng bộ chịu thuế hết, vì nếu không thì mất ruộng. Nghe qua cũng có lý, song thực tế thì không. Ta nên nhớ là khi Pháp tới xâm lăng thì:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. (Nguyễn Đình Chiểu)

đóng thuế cho giặc. Chính quyền thuộc địa đưa ra những con số trên là căn cứ vào các sổ điền cũ lưu trữ ở tòa Bố chính các tỉnh, chứ không do sự khai báo của đương sự hay do một công cuộc đạc điền nào chưa thể tiến hành khi ấy. Bởi đó con số 563.352 mẫu của năm 1867 chẳng những kém thua số ruộng đất của năm 1840 do Đại Nam nhất thống chí đưa ra, mà càng kém thua số 630.075 mẫu của năm 1836 do cuộc kinh lý đạc điền khá nghiêm túc kết toán thành. Trong thời gian trên 30 năm đó, các kinh mương thủy lợi vừa đào, đang phát huy tác dụng về mặt khai hoang, các nỗ lực khẩn đất mới của tư nhân cũng như nhà nước, nhất là phương thức mở đồn điền lập ấp vẫn ráo riết tiến hành, thì số ruộng đất trồng trọt phải tăng lên rất nhiều, chứ không thể thụt xuống như Niên giám Nam kỳ năm 1867 đưa ra. Cho nên, chúng ta có thể phỏng tính là ruộng đất đã khai hoang ở Nam kỳ, vào lúc Pháp tới xâm chiếm, phải lên tới gần 1.000.000 mẫu.

Chúng tôi cũng căn cứ trên tư liệu của chính quyền thuộc địa để phỏng tính con số 1 triệu mẫu đó. Tư liệu thống kê diện tích ruộng lúa (không kể thổ) của Nam kỳ cho biết vào những năm: 1867 có 430.956 mẫu

1872 có 505.260 mẫu 1876 có 592.804 mẫu 1879 có 663.384 mẫu

1881 có 1.192.404 mẫu[152].

Đọc kỹ mấy con số trên, chúng ta có 2 nhận xét: Mãi đến năm 1879, tức 43 năm sau vụ đạc điền của triều Nguyễn năm 1836, thống kê Pháp đưa ra những con số tương đương trước.

Và chỉ sau 2 năm từ năm 1879 đến năm 1881, diện tích ruộng lúa ở Nam kỳ đã tăng lên gần gấp đôi, nghĩa là khai hoang thêm được 529.020 mẫu nữa (!). Chắc có phép mầu gì? Vì những mâu thuẫn nổi bật đó, tác giả Coquerel khi đưa ra bản thống kê chính thức trên, đã ghi chú: “Những con số trong biểu đồ này… là tổng số diện tích ruộng theo các bản kiểm kê chính thức.

Các con số của những năm trước 1881 đó phải được coi là kém xa sự thật, vì hương chức sợ phải đóng nhiều thuế nên đã che giấu không để cho các viên chức phụ trách kiểm kê ruộng biết sự thật. Chúng tôi đã tìm hiểu sâu về vấn đề này thì thấy diện tích ruộng đất thật sự trồng trọt đã vượt quá 75% diện tích khai báo và đóng thuế. Vậy nên thêm 75% vào những tổng số của các năm trước 1881 để có được con số khá gần với thực tế”[153].

Thử thêm 75% vào số 563.352 mẫu ruộng đất do Niên giám Nam kỳ năm 1867 đưa ra, chúng ta sẽ có tổng số ruộng đất trồng trọt là 985.866 mẫu. Con số 1.000.000 mẫu ruộng đất chúng ta phỏng tính là có cơ sở và khá gần với thực tế vậy.

Một phần của tài liệu TCT.DT.che-do-cong-dien-cong-tho-trong-lich-su-khan-hoang-lap-ap-o-nam-ky-luc-tinh (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)