Năm 1757, đặt đạo Đông Khẩu, Tân Châu và Châu Đốc

Một phần của tài liệu TCT.DT.che-do-cong-dien-cong-tho-trong-lich-su-khan-hoang-lap-ap-o-nam-ky-luc-tinh (Trang 25 - 28)

Nguyễn Cư Trinh nghị tâu dời dinh Long Hồ qua xứ Tầm Xoi Cuối năm 1753, Nguyễn Cư Trinh lập dinh trại gọi là Đồn Dinh (tức nay là chợ Điều Khiển), huấn luyện quân ngũ, trù tính lương thực, lập kế khai thác đất đai[37].

Năm 1756 chúa Nguyễn lại ủy Nguyễn Cư Trinh xem xét hình thế, đặt lũy, đóng binh, cấp điền sản cho quân dân, vạch rõ địa giới, cho lệ thuộc châu Định Viễn.

e) Năm 1757, đặt đạo Đông Khẩu, Tân Châu và Châu Đốc

Nguyễn Cư Trinh nghị tâu dời dinh Long Hồ qua xứ Tầm Xoi (Tầm Bao) (địa phận thôn Long Hồ, Vĩnh Long sau này). Lại đem xứ Sa Đéc (Phsar-dek) đặt làm đạo Đông Khẩu, cù lao Tiền

Giang làm đạo Tân Châu, xứ Châu Đốc (Mot-Kruk) ở Hậu Giang làm đạo Châu Đốc. Châu Đốc là nơi địa đầu, nên cho lấy thêm quân ở dinh Long Hồ tới đóng giữ.

Như vậy, toàn thể đất đai liền một dải, suốt từ Bình Thuận đến Hà Tiên và Cà Mau, gồm cả châu thổ sông Đồng Nai lẫn sông Cửu Long. Việc đặt phủ huyện và cắt quan cai trị chỉ mất vừa 60 năm (1698-1757) là xong, nhưng cuộc khai hoang lập ấp thì đã tiến hành từ trên một trăm năm trước 1535?-1698) và còn cần cù tiếp tục hoài. Ta cần lưu ý mấy thời điểm đó, ngõ hầu đánh giá đúng sự kiện lịch sử phát triển của dân tộc ta.

Để chỉ toàn thể miền Nam, người ta đã lấy tên Gia Định, địa đầu của cả xứ để gọi chung. Trước hết là “Gia Định Nhị Dinh”, rồi “Gia Định Tứ Trấn”, “Gia Định Thành”, “Gia Định Ngũ Trấn” và “Gia Định Lục Tỉnh” hay “Nam Kỳ Lục Tỉnh”. Còn kiến trí duyên cách các phủ, huyện, đạo, châu, dinh, trấn, tỉnh, trong lòng xứ Gia Định thì cũng mỗi lúc một khác, khác từ tên gọi đến cách phân chia. Thí dụ Mỹ Tho nguyên xưa là đất Cù Úc.

Năm 1679 Dương Ngạn Địch được chúa Nguyễn cho tới dựng nhà cửa, nhóm dân kinh thượng, kết lập xóm làng, khai khẩn ruộng vườn, lại chia ra làm trang trại, đều theo bản nghiệp làm ăn nộp thuế.

Tuy nhiên, trước đó chắc đã có người lưu dân Việt tới rồi, nên chúa Nguyễn mới cho nhóm Ngạn Địch nhập vào. Song lúc đầu chưa lập phủ huyện, mà chỉ lập ra kho thu thuế. (Cả Gia Định có 9 trường biệt nạp để thâu thuế là: Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh và Tân Thịnh). Nhưng mãi đến năm 1772 Mỹ Tho mới được lập thành đạo Trường Đồn có chức Cai cơ, Thơ ký quản trị. Năm 1776 thuộc quyền Tây Sơn. Năm 1778, Nguyễn Ánh lấy lại. Năm 1779 đổi làm dinh Trường Đồn có chức Lưu thủ, Cai bộ và Ký lục cai quản. Năm 1781, cải là dinh Trấn Định. Năm 1808 đổi dinh Trấn Định ra trấn Định Tường. Năm 1832 mới gọi là tỉnh Định Tường, một trong 6 tỉnh của Nam kỳ Lục tỉnh[38].

Vấn đề kiến trí duyên cách của tỉnh phủ huyện trong Gia Định, chắc hẳn cũng như các cuộc hành quân bình định, đều có mối quan hệ với việc khẩn hoang lập ấp. Không phải bỗng dưng hay tùy tiện mà kiến trí sắp xếp hoặc đổi thay nền nếp cai trị của một địa phương. Nếu nghiên cứu kỹ, ta sẽ thấy lý do gì đưa tới sự việc kiến trí duyên cách. Chẳng hạn, chỉ bao giờ trên một địa bàn có số dân, số ấp, số ruộng cấy cày tới mức nào đó (tất nhiên theo sự nhận định đương thời) thì mới được lập thành đơn vị hành chính. Nếu dân tộc khác nhau, còn xôi đậu, thì chỉ lập châu hay đạo. Khi dân Kinh chiếm ưu thế, lúc đó mới thành phủ huyện chính quy. Chính sách hành chính bấy giờ là: dựa vào tình hình cụ thể, khi nào nội dung chín muồi mới thay đổi hình thức. Mà nội dung chính ở đây theo thiển ý là mức độ khẩn hoang lập ấp.

Từ khi đặt chủ quyền trên toàn miền Nam cho tới đầu đời Gia Long, lịch sử đã ghi một lần kiến trí toàn thể xứ Gia Định như sau: “Tháng Mười mùa đông năm Kỷ Hợi đời Thế Tổ Cao Hoàng đế năm thứ 2 (1779) họa địa đồ (có đóng dấu son để làm căn cứ), chia cắt địa giới 3 dinh Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ cho liên lạc nhau. Lại lấy địa bạ 3 dinh tọa lạc xứ Mỹ Tho đặt làm dinh Trường Đồn, đặt lỵ sở ở giồng Cai Yến”[39].

Cuộc kiến trí trên đây cũng thực hiện sau khi có biến cố lớn: Nước Xiêm trở lại thế mạnh, tới cướp phá Hà Tiên, chiếm đóng Cao Miên, uy hiếp Gia Định. Vốn trước đây, Xiêm vẫn muốn dòm

ngó đất đai và khống chế triều đình Cao Miên. Nhưng trong nửa đầu thế kỷ XVIII, Xiêm bị Miên xâm phạm làm cho yếu thế. Trong khi đó, ảnh hưởng và thế lực của Việt Nam ngày càng lan rộng. Lưu dân khai hoang thêm nhiều ruộng đất, triều đình Nguyễn thì đặt quan bảo hộ cả ở kinh đô Cao Miên. Khi vua mới của Xiêm thuộc dòng ngoại tộc là Trịnh Quốc Anh hồi phục lại cường lực, rồi đem quân đi chinh phạt Hà Tiên và Cao Miên, lấy cớ Mạc Thiên Tứ cho hai người con của cựu hoàng Xiêm tá túc và Nặc Tôn (quốc vương Cao Miên lúc đó) không chịu triều cống Xiêm như trước. Hà Tiên cũng như Cao Miên lúc đó, thất thủ nặng nề. Thiên Tứ phải chạy về Trấn Giang (Cần Thơ) đình trú. Còn Nặc Tôn thì phải lẩn trốn vào rừng. Xiêm đặt Nặc Nộn lên thay. Chúa Nguyễn liền sai thống suất Nguyễn Cửu Đàm (con Nguyễn Cửu Vân) làm chức Điều khiển đem quân đánh vua Xiêm. Tháng Sáu năm Nhâm Thìn (1772), Cửu Đàm tiến quân theo đường Tiền Giang, cùng với Cai bộ dinh Long Hồ là Nguyễn Khoa Thuyên lãnh binh sĩ đạo Đông Khẩu do đường biển tiến đến Kiên Giang, Lưu thủ Tống Phước Hiệp do đường Hậu Giang tiến giữ Châu Đốc để tiếp ứng cho hai cánh quân trên. Khoa Thuyên đem 3.000 quân và 50 thuyền đánh quân Xiêm, không được, phải lui về Kiên Giang, rồi đem quân tiến thẳng lên Nam Vang, phá được quân Xiêm, vua Xiêm và Nặc Nộn đều bỏ chạy. Quân ta thu phục các thành Nam Vang, La Bích, rồi để Nặc Tôn trở về làm vua. Cửu Đàm thu quân về dinh Điều Khiển ở Bến Nghé, đoạn cho đắp lũy đất Tân Hòa kéo dài 15 dặm bao quanh đồn dinh, chắn ngang đường bộ để phòng thủ[40].

Xem thế thì biết, công cuộc khẩn hoang lập ấp ở cơ sở do lưu dân tự phát tiến hành cũng có gắn bó với những vụ hành quân để bảo vệ biên giới và giữ gìn an ninh trật tự. Lại nữa, sau mỗi lần hành quân lại thấy những vụ kiến trí đơn vị hành chính và xây dựng thành lũy, đồn bảo, tất cả đều nhằm mục đích củng cố chủ quyền. Từ Mô Xoài qua Đồng Nai đến toàn xứ Gia Định, phải đi theo một quá trình lâu dài và nhiều lúc quanh co. Từ một xã không quá “nhị thập nhân” đến một phủ “dư tứ vạn hộ” rồi tới “ngũ trấn” và “lục tỉnh”, lịch sử đã ghi lại nhiều trang vàng son sáng chói, nhưng ít khi ta nghĩ tới phần cơ bản của lịch sử, phần làm nên lịch sử của người lưu dân nâu sồng và kiên nhẫn khai hoang lập ấp ở Nam kỳ.

Một phần của tài liệu TCT.DT.che-do-cong-dien-cong-tho-trong-lich-su-khan-hoang-lap-ap-o-nam-ky-luc-tinh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)