Xuất hiện bổn thôn điền và bổn thôn thổ

Một phần của tài liệu TCT.DT.che-do-cong-dien-cong-tho-trong-lich-su-khan-hoang-lap-ap-o-nam-ky-luc-tinh (Trang 31 - 33)

Theo luật lệ cổ truyền Việt Nam, hễ ai đem công sức vốn liếng để khai hoang, khi thành ruộng, người ấy sẽ được đăng bộ như tư điền của riêng mình. Cho nên lưu dân hoặc di dân tới xứ Gia Định “đều ra sức làm ruộng để tạo thành sản nghiệp riêng”.

nước khuyến khích việc khai hoang: ai ở đâu, muốn vỡ đất chỗ nào, chiếm hữu nhiều hay ít, tự ý muốn đóng thuế bao nhiêu thì khai báo bấy nhiêu, nhà nước không hạn chế, không đo đạc hay khám xét. Pháp chế đối với Gia Định còn lỏng lẻo, chứ không như luật lệ của chúa Nguyễn với Đàng Trong hay chúa Trịnh với Đàng Ngoài. Sử gia chuyên về Gia Định đã nói tới thời gian đó rằng: “Địa phương Nông Nại nguyên xưa có nhiều ao chằm, rừng rú, khi đầu thiết lập ba dinh, mộ dân đến ở, có đất ở hạt Phiên Trấn mà kiến trưng làm đất ở hạt Trấn Biên, hoặc có đất ở hạt Trấn Biên mà kiến trưng làm đất của Phiên Trấn, như vậy cũng tùy theo dân nguyện không có ràng buộc chi cả, cốt yếu khiến dân mở đất khẩn hoang cho thành điền, lập làm thôn xã mà thôi. Lại hoặc có đất hiện còn bùn cỏ mà trưng làm sơn điền, hoặc đất gò đống mà trưng làm thảo điền cũng có phần nhiều, đến như sào mẫu khoảnh sở tùy theo miệng khai rồi biên vào bộ chứ không hạ thước đo khám, phân bố đẳng hạng tốt xấu, còn thuế lệ nhiều ít và cái hộc lớn nhỏ cũng tùy theo lệ sở thuộc phỏng theo đó mà làm không có đồng nhau một mực. Đến đây (tức khi Nguyễn Hữu Cảnh tới kinh lý) mới tham chước mà làm cho có mực quân bình, nhưng so với các dinh trấn về phía Bắc thì pháp chế ở Gia Định khoan hồng và thuế cũng nhẹ hơn”[52].

Với môi trường địa lý thuận lợi cùng với pháp chế lỏng lẻo đó, công cuộc khai hoang đã tiến hành nhanh chóng khỏi cần tới vốn đầu tư của nhà nước. Nhưng đồng thời lại có hậu quả là tư nhân được chiếm hữu ruộng đất triệt để và lần hồi ruộng đất tập trung trong tay một thiểu số người giàu, tạo cho xã hội miền Nam rõ ràng có tình trạng tiền tư bản chủ nghĩa, mà chúng ta sẽ nói tới trong đoạn sau.

Cho nên, theo cách khai hoang và pháp chế dành cho miền đất mới, Nông Nại tam dinh rồi Gia Định ngũ trấn thời đó chỉ có hầu hết là tư điền tư thổ. Công điền công thổ chưa thấy xuất hiện, không để lại một vết tích nào trong lịch sử. Tuy nhiên, làng xã đã thành lập, thành lập từ trước khi có kiến trí của chính quyền, tất làng xã phải có công nho công quỹ để chi tiêu vào các việc lợi ích chung.

Mà công nho công quỹ, dưới thời nông nghiệp thì phổ thông nhất là ruộng đất, vì ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản hơn cả, bền vững hơn cả. Trong khi miền Nam chưa có công điền, chưa thể bấu xén vào công điền, tất thị làng xã phải chung tiền mua lấy một số tư điền, hoặc nhận hiến điền của một xã dân hảo tâm, hoặc chung sức nhau khai hoang lấy một thửa ruộng, để làm ruộng chung của làng gọi là bổn thôn điền hay bổn thôn thổ.

Bổn thôn điền và bổn thôn thổ là đặc trưng của xã thôn miền Nam. Bổn thôn điền thổ ở miền Nam đã xuất hiện trước khi có công điền công thổ, xuất hiện gần đồng thời khi thành lập làng. Bổn thôn điền của làng nào thì hoàn toàn thuộc quyền làng ấy, được sử dụng theo tục lệ của làng. Bổn thôn điền là ruộng chung của làng, nhưng đối với nhà nước thì nó lại là của riêng làng. Về mặt thuế lệ và quy định mua bán, bổn thôn điền theo ngạch tư điền chứ không phải công điền. Như khi nhà nước cấm mua bán công điền hay quy định không bồi thường trong trường hợp lấy công điền làm việc lợi ích quốc gia, thì bổn thôn điền không nằm trong khuôn khổ đó. Ở Bắc kỳ trước kia cũng có loại ruộng tương tự gọi là tư dân điền[53].

Nhưng bổn thôn điền thì có trước công điền, để lo việc chi tiêu của xã thôn, đặc biệt khi mới thành lập, còn tư dân điền thì có sau công điền (tiếc rằng một số tác giả, vì thông qua tư liệu

của các nhà nghiên cứu nước ngoài không hiểu thấu đáo tình hình bổn thôn điền của miền Nam, đã cho là bổn thôn điền xuất hiện trên toàn quốc và vào bất cứ thời nào).

Một phần của tài liệu TCT.DT.che-do-cong-dien-cong-tho-trong-lich-su-khan-hoang-lap-ap-o-nam-ky-luc-tinh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)