Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh tỉnh lào cai (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh

nhánh Lào Cai

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản trị NNL tại BIDV Sơn La và Agribank Tuyên Quang, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho LienVietPostBank Lào Cai trong công tác quản trị NNL như sau:

Thứ nhất, trong công tác hoạch định

Cần coi trọng công tác hoạch định, hoạch định cần thực hiện dựa trên các căn cứ đảm bảo tính khoa học để có thể dự báo chính xác nhu cầu nhân lực trong tương lai và có kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp hợp lý NNL. Bên cạnh đó, cần hoạch định NNL trong cả ngắn hạn và dài hạn để có thể đảm bảo được NNL cho hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, trong công tác tuyển dụng

Xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ, bài bản, chuyên nghiệp. Thực hiện tuyển dụng tập trung để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong quá trình tuyển dụng. Xác định rõ ràng tiêu chuẩn tuyển dụng để có thể lựa chọn được NNL phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc. Cần xây dựng được chính sách thu hút nhân tài để có thể thu hút được NNL chất lượng cao.

Thứ ba, trong công tác sắp xếp, bố trí công việc

Sắp xếp, bố trí công việc cho CBNV phù hợp với năng lực, trình độ và mong muốn của họ để có thể phát huy cao nhất hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, cần thường xuyên thực hiện luân chuyển cán bộ nhằm hạn chế những tiêu cực trong công việc, đồng thời giúp phát huy đúng sở trường của nhân viên.

Thứ tư, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng

Cần xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chi tiết, cụ thể. Lựa chọn phương pháp, hình thức đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vị trí việc làm. Nội dung đào tạo cần gắn liền với thực tế yêu cầu công việc. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần quan tâm đào tạo các kỹ năng mềm cho CBNV.

Thứ năm, trong công tác đánh giá thực hiện công việc

Hoàn thiện bộ công cụ chuẩn để đánh giá nhân viên. Các tiêu chí đánh giá phải toàn diện, khoa học, phù hợp với yêu cầu tại từng vị trí việc làm.

Công tác đánh giá cần khách quan, từ nhiều phía, lãnh đạo đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, nhân viên đánh giá lãnh đạo,….

Kết quả đánh giá cần được tổng hợp, phân tích và lưu trữ một cách hệ thống, khoa học để có thể dễ dàng khai thác và sử dụng.

Thứ sáu, trong công tác duy trì và đãi ngộ

Chính sách lương thưởng cần phải được xây dựng có tính cạnh tranh cao, tương xứng với năng lực của nhân viên. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến chế độ phúc lợi, môi trường làm việc cho CBNV, có chế độ khen thưởng kịp thời, tạo động lực phấn đấu cho CBNV.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Thực trạng công tác quản trị NNL tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Lào Cai như thế nào?

- Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản trị NNL tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Lào Cai?

- Câu hỏi 3: Những giải pháp chủ yếu nào nhằm hoàn thiện công tác quản trị NNL tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Lào Cai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin lấy từ sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới quản trị NNL.

Thu thập và nghiên cứu tài liệu về phương thức quản trị NNL mới cũng như quá trình áp dụng các phương thức đó vào hoạt động tại các NHTM ở Việt Nam. Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, chọn lọc thông tin cần thiết dùng công cụ excel để tính toán và tổng hợp lại một số chỉ tiêu theo yêu cầu phân tích

Thu thập từ Internet để có các thông tin về quản trị NNL của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng như tại Việt Nam, những kết quả, hạn chế trong công tác quản trị NNL của những NHTM đó.

Tài liệu của LienVietPostBank Lào Cai gồm: Báo cáo kết quả HĐKD giai đoạn 2017 – 2019 và các báo cáo liên quan đến tình hình nhân sự của Chi nhánh.

Thu thập tài liệu tổng quan về quản trị NNL, về hiện trạng quản trị NNL tại LienVietPostBank Lào Cai qua các phòng chuyên môn như: phòng Hỗ trợ hoạt động, phòng Khách hàng, Kế toán - Ngân quỹ hay các PGD như: PGD Bưu điện nâng cấp Bát Xát, PGD Bưu điện nâng cấp Mường Khương, PGD Bưu điện nâng cấp Sa Pa, PGD Bưu điện nâng cấp Trung tâm Lào Cai, PGD Bưu điện nâng cấp Văn Bàn, PGD Bảo Thắng, PGD Bảo Yên, PGD Bắc Hà...qua đó tổng hợp phân tích ưu, nhược điểm và những hạn chế cần khắc phục.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp * Đối tượng điều tra, khảo sát

Hiện tại LienVietPostBank Lào Cai hoạt động theo mô hình Chi nhánh cấp 1 trực thuộc LienVietPostBank với cơ cấu tổ chức từ Ban giám đốc tới các phòng chuyên môn, PGD.

Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác quản trị NNL tại LienVietPostBank Lào Cai , tác giả thực hiện thu thập các thông tin sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp toàn bộ NLĐ đang làm việc tại LienVietPostBank Lào Cai.

* Quy mô mẫu điều tra

Do quy mô NLĐ hiện tại của LienVietPostBank Lào Cai là 98 người, để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu tác giả tiến hành điều tra đối với toàn bộ cán bộ CNV của LienVietPostBank Lào Cai. Thời gian điều tra khảo sát được tiến hành vào tháng 10 năm 2019.

* Thiết kế phiếu điều tra

Bảng câu hỏi điều tra đối với nhân sự tại LienVietPostBank Lào Cai tự trả lời được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này, với những thuận lợi sau:

- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân sự

- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.

- Có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Từ nhu cầu thông tin cho nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi cho NNL trong Chi nhánh (Phụ lục).

* Triển khai thu thập số liệu

Trên cơ sở danh sách 98 cán bộ công nhân viên tại LienVietPostBank Lào Cai, tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:

Bước 1: Tiến hành phát phiếu điều tra cho các đối tượng phỏng vấn nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để

phục vụ cho những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trong phiếu điều tra phát ra và trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều nhấn mạnh đến đặc điểm của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng không phù hợp. Nhằm đảm bảo tính bảo mật thông tin của người trả lời, bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

Bước 2: Nhận phiếu đã điền thông tin và tổng hợp kết quả của người được điều tra.

Bước 3: Tiến hành điều tra lại một số đối tượng nếu các câu trả lời chưa đủ ý hoặc chưa rõ nghĩa..

* Các thước đo và thang đo được sử dụng:

Để đánh giá công tác quản trị NNL tại LienVietPostBank Lào Cai, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Cụ thể:

Các biến quan sát trong phiếu điều tra được trả lời theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 với quy ước:

1 – rất không đồng ý; 2 – không đồng ý; 3 – bình thường; 4 – đồng ý 5 – rất đồng ý.

Kết quả điểm số trung bình của các cán bộ công nhân viên theo từng biến quan sát sẽ phản ánh mức độ cảm nhận đối với công tác quản trị NNL tại LienVietPostBank Lào Cai; mức độ cảm nhận này theo quy ước như sau:

Điểm trung bình Ý nghĩa

1,00 – 1,80 Rất không đồng ý 1,81 – 2,60 Không đồng ý 2,61 – 3,40 Bình thường 3,41 – 4,20 Đồng ý 4,21 – 5,00 Rất đồng ý

2.2.2 Phương pháp phân tích

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Sau khi thu thập thông tin và số liệu, bao gồm cả số liệu thứ cấp và sơ cấp sẽ được tập hợp lại thành bảng biểu, sau đó dùng các công cụ như excel,…để làm rõ tính chất của các dạng số liệu, cụ thể hóa thước đo số liệu nhằm mô tả cho đối tượng nghiên cứu. Trong phương pháp thống kê mô tả, tác giả sử dụng chủ yếu các tiêu chí về thống kê về tổng số lượng, giá trị trung bình, độ lệch, biểu đồ tỷ lệ phần trăm phân tích xu hướng,…

Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả tập trung chủ yếu xem xét các giá trị trung bình dựa vào tổng điểm số cho điểm của các ý kiến, sau khi có điểm trung bình tác giả sẽ xem xét mức độ quan trọng của các yếu tố cũng như điểm trung bình chung mức độ phản ứng với các yếu tố của đối tượng nghiên cứu.

b. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán.

Trong luận văn sử dụng phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau

- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%). - Phương pháp so sánh gồm các dạng: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu:

2.3.1. Các tiêu chí phản ánh tình kết quả kinh doanh của Chi nhánh

* Tổng thu nhập của ngân hàng, có từ các nguồn sau:

Trong đó:

- Thu lãi gồm: Thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh,..

- Các khoản thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ…)

- Các khoản thu từ hoạt động khác: Thu từ lãi góp vốn, mua cổ phần; Thu từ mua bán chứng khoán; Thu từ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quí;Thu từ nghiệp vụ uỷ thác, đại lý; Thu từ dịch vụ tư vấn; Thu từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Thu từ dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản cho thuê tủ két sắt, cầm đồ); Các khoản thu bất thường khác.

* Tổng chi phí gồm:

Tổng chi phí = Chi huy động + Chi thanh toán + Chi khác

Chi phí về hoạt động huy động vốn; Chi phí cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Chi cho nộp thuế, các khoản phí, lệ phí; Chi phí cho nhân viên; Chi phí cho hoạt động khác;…..

* Lợi nhuận:

Lợi nhuận = (Thu lãi vay, phí – Chi huy động- Chi nghiệp vụ) + Thu khác

Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu công tác quản trị nhân sự của Chi nhánh

2.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

- Tổng số lao động: phản ánh tổng số lao động của Chi nhánh qua các năm - Cơ cấu lao động: phản ánh tỷ trọng lao động của Chi nhánh theo từng tiêu chí như tính chất công việc, theo độ tuổi, theo trình độ và theo giới tính.

Tỷ trọng lao động theo

tiêu chí i =

Số lượng lao động theo tiêu chí i

Tổng số lao động

- Số lượng tuyển dụng và thôi việc: phản ánh số lượng lao động được Chi nhánh tuyển dụng và thôi việc qua các năm.

- Tỷ lệ hồ sơ ứng tuyển/nhu cầu tuyển dụng: chỉ tiêu này phản ánh mức độ quan tâm của các ứng viên đến các vị trí việc làm cần tuyển dụng của Chi nhánh.

Tỷ lệ hồ sơ ứng tuyển/nhu cầu tuyển

dụng

=

Tổng số hồ sơ ứng tuyển Số lượng nhu cầu tuyển dụng

- Tỷ lệ tuyển dụng thực hiện/nhu cầu: chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ tuyển dụng thực tế đạt được so với nhu cầu tuyển dụng của Chi nhánh.

Tỷ lệ tuyển dụng thực hiện/ nhu cầu tuyển

dụng

=

Tổng số người được tuyển dụng Số lượng nhu cầu tuyển dụng

- Số lượng lao động được đào tạo hàng năm: phản ánh số lượng lao động được Chi nhánh cử đi đào tạo hàng năm.

- Kinh phí đào tạo hàng năm: phản ánh tổng số tiền Chi nhánh đã chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBNV hàng năm.

- Thu nhập bình quân của CBCNV: phản ánh mức thu nhập bình quân của 1 CBCNV/ tháng.

Thu nhập bình quân = Tổng thu nhập trong năm của 1 CBCNV/12 tháng

2.3.2 2. Các chỉ tiêu định tính

Công tác quản trị NNL của NHTM được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả. Các mục tiêu đó thường là các mục tiêu sau đây:

- Các chỉ tiêu nghiên cứu về phân tích công việc:

Đối với công tác phân tích công việc, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá công tác này đó là: Chi nhánh có thực hiện việc phân tích công việc hay không? NLĐ có nắm rõ được công việc, trách nhiệm, quyền hạn của mình và của những nhân viên khác hay không? NLĐ có nắm rõ được các tiêu chuẩn để thực hiện công việc hay không và các tiêu chuẩn đó có được quy định rõ ràng, đầy đủ?

Sử dụng các chỉ tiêu trên sẽ cho phép đánh giá về công tác phân tích công việc tại NHTM có được quan tâm hay không, kết quả phân tích công việc rõ ràng, chi tiết và phù hợp hay không.

- Các chỉ tiêu nghiên cứu về hoạch định nhân sự

việc xác định nhu cầu nhân sự của Chi nhánh được thực hiện như thế nào? Xác định nhu cầu nhân sự có được dựa trên các căn cứ khoa học, đảm bảo sát với thực tiễn hay không?

- Các chỉ tiêu nghiên cứu về tuyển dụng lao động:

Chỉ tiêu được đưa ra để nghiên cứu về tuyển dụng lao động của Chi nhánh tập trung vào việc nghiên cứu hình thức, quy trình tuyển dụng tại Chi nhánh hiện nay: hình thức tuyển dụng là gì? Hình thức đó có phù hợp hay không? Quy trình tuyển dụng được thực hiện ra sao? Quy trình tuyển dụng có công khai, rõ ràng? Chất lượng nhân lực được tuyển dụng có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không? Chính sách tuyển dụng của Chi nhánh có sự cạnh tranh và thu hút được nhân lực chất lượng cao so với các ngân hàng khác hay không?

- Các chỉ tiêu nghiên cứu về sắp xếp và sử dụng lao động

Các chỉ tiêu được đưa ra để nghiên cứu đối với công tác này: lao động hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh tỉnh lào cai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)