Giải pháp đánh giá công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh tỉnh lào cai (Trang 124 - 126)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.5. Giải pháp đánh giá công việc

Để có một kết quả đánh giá thành tích công tác tốt và chính xác, những người làm công tác đánh giá cần phải xem xét và đánh giá toàn bộ quá trình công tác của nhân viên, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn và thuận lợi trong công việc của người được đánh giá. Không chỉ xem xét trong một thời kỳ hoặc chỉ căn cứ vào một hai tiêu chí nào đó để đánh giá toàn bộ kết quả thực hiện công việc của cá nhân đó. Một số điểm LienVietPostBank Lào Cai cần lưu ý để có một kết quả tốt trong công tác đánh giá thực hiện công việc của CBNV tại Chi nhánh như sau:

- Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá

Chi nhánh cần phải nắm rõ những đặc trưng riêng biệt về đặc điểm và tính chất công việc của cán bộ quản lý và nhân viên, từ đó hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá cho phù hợp, thay đổi và bổ sung theo từng hoàn cảnh cụ thể nhưng đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, rõ ràng với công việc cụ thể và mục tiêu của Chi nhánh, giữa những thành phần chủ yếu trong công việc với những thành phần được nêu trong

bảng đánh giá thành tích công tác và các công cụ đánh giá phải mang tính thực tế, dễ hiểu, dễ sử dụng. Các tiêu chí cần mang tính bao quát, đánh giá được kết quả thực hiện công việc của CBNV, nên bao gồm cả các tiêu chí định lượng và định tính để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá.

Cần đưa ra các giải pháp để tăng cường niềm tin của nhân viên vào hệ thống đánh giá thực hiện công việc. Bộ phận phụ trách nhân sự khi xây dựng các tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào các bản phân tích công việc để hệ thống đánh giá có cơ sở khoa học và có thể giải thích được tạo sự tin tưởng vào tính công bằng trong đánh giá đối với nhân viên. Phải xác định mức chuẩn đánh giá đó là mức độ hoàn thành công tác theo quy định của Công ty. Mức chuẩn đánh giá sẽ được so sánh với mức độ hoàn thành công tác thực tế của nhân viên tới đâu. Mức chuẩn đánh giá cần phải điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh và môi trường cụ thể.

Bên cạnh đó, khi xây dựng các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc, nên tham khảo ý kiến của NLĐ nhiều hơn nữa, nên tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến đóng góp của NLĐ để từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá thật chuẩn xác.

- Phân tích kết quả đánh giá

Sau khi hoàn thành việc đánh giá, kết quả đánh giá cần được thông báo công khai tới NLĐ, tới các bộ phận, phòng ban. Sau đó, các bộ phận, phòng ban sẽ tiến hành họp để phân tích kết quả đánh giá thực hiện công việc của từng cá nhân, từng nhóm. Tại các cuộc họp, cần chỉ ra những kết quả tích cực đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện công việc của các cá nhân, các nhóm và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. NLĐ sẽ nhận được ý kiến góp ý từ cán bộ quản lý và đồng nghiệp để hoàn thành tốt hơn công việc trong thời gian tới. Đồng thời, đối với các cá nhân có kết quả thực hiện công việc tốt sẽ được biểu dương, đề xuất khen thưởng công khai trước tập thể.

- Định kỳ rà soát lại công tác đánh giá đang thực hiện

Định kỳ, Chi nhánh cần rà soát lại công tác đánh giá đang thực hiện xem công tác đánh giá hiện nay đã đảm bảo tính công bằng trong việc đánh giá NLĐ hay chưa? Có phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của NLĐ không?,… thông qua việc tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của CBNV của Chi nhánh về công tác đánh giá hiện

nay để từ đó xây dựng, điều chỉnh phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá sát hơn với tính chất của từng nhóm công việc, từng vị trí công việc qua đó cho NLĐ thấy được sự công bằng trong công tác đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh tỉnh lào cai (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)