Giám sátcác kiểm soát

Một phần của tài liệu 515 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại công ty honda việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 27)

Theo VSA 315, giám sát là bộ phận cuối cùng cấu thành nên KSNB. Mục đích của việc giám sát là đánh giá xem hoạt động của KSNB có phù hợp trong từng hoạt động hay không. BGĐ thực hiện việc giám sát các kiểm soát thông qua các hoạt động liên tục, các đánh giá riêng biệt hay kết hợp cả hai. Các hoạt động giám sát liên tục thường gắn liền với các hoạt động lặp đi lặp lại của một đơn vị và bao gồm các hoạt động quản lý và giám sát thường xuyên.

Ngoài ra, phòng kiểm toán nội bộ có thể tham gia vào việc giám sát của các phòng ban. Các kiểm toán viên nội bộ sẽ thu thập các thông tin về hoạt động của kiểm

soát nội bộ, phát hiện ra được những vấn đề và đưa ra các khuyến nghị cần thiết. Như vậy, kiểm toán nội bộ là công cụ để giám sát của KSNB. Để có thể đưa ra kết quả tốt nhất, KTNB cần phải được quyền tiếp cận với tất cả các phòng được kiểm toán, bên cạnh đó, KTNB phải được giao cho những nhân viên có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, KTNB phải độc lập với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để đảm bảo rằng sự thông đồng, gian lận sẽ không xảy ra.

Quá trình nghiên cứu đã tiếp cận cơ sở lý thuyết KSNB dựa theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (VSA 315) vì đây là quan điểm được xây dựng dựa trên quan điểm của COSO 2013 và được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nhìn chung, KSNB bao gồm 5 bộ phận cấu thành: Môi trường kiểm soát; Quy trình đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin và Giám sát các kiểm soát.

Một phần của tài liệu 515 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại công ty honda việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w