Kiểm soát nội bộ nếu được thiết kế khoa học, hợp lý thì sẽ giảm và ngăn chặn nhiều sai sót. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi của các văn bản pháp luật, chính sách ban hành hay nền kinh tế thị trường thay đổi bất ngờ có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý, thì KSNB không thể đảm bảo hoàn toàn được sự thành công hay sự tồn tại của doanh nghiệp. KSNB chỉ cung cấp các thông tin giúp các nhà quản lý biết được sự tiến bộ của doanh nghiệp hay những nhược điểm còn tồn tại để có thể đạt được mục tiêu.
Mặt khác, KSNB chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý chứ không thể đảm bảo tính trung thực và tin cậy tuyệt đối về các thông tin của BCTC hay sự tuân thủ về các luật pháp liên quan. Trong VSA 315, KSNB dù có hiệu quả đến mức nào cũng chỉ có thể cung cấp cho đơn vị một sự đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị. Khả năng đạt được mục tiêu này chịu ảnh hưởng bởi những hạn chế vốn có của KSNB như quyết định sai sót do con người tạo ra, hay sự thông đồng của hai hay nhiều người,...
Trong giáo trình Kiểm toán căn bản do Học viện Ngân hàng xuất bản năm 2019 cũng có chỉ ra rằng khả năng đạt được mục tiêu luôn bị ảnh hưởng bởi những hạn chế cố hữu trong tất cả các KSNB như sau:
(1) Hạn chế về chi phí cho KSNB. Thông thường, các nhà quản lý yêu cầu các chi phí cho KSNB phải không được vượt quá những lợi ích mà KSNB đó mang lại. Những lợi ích kiểm soát mang lại luôn phải được phân tích, xem xét với chi phí bỏ ra để xây dựng nên KSNB đó. Mặt khác, các hạn chế về tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng, thiết kế và áp dụng KSNB ở mọi giai đoạn của đơn vị
(2) Các kiểm soát thường bỏ quên các kiểm soát do sai phạm đột xuất. Thông thường, KSNB sẽ được áp dụng cho các nghiệp vụ hàng ngày, lặp đi lặp lại theo quy trình hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên. Các nhà quản lý thường dựa trên
những sai phạm thường xảy ra ở hoạt động của đơn vị để thiết kế nên KSNB.. Với những sai phạm không thường xuyên xảy ra, các nhà quản lý sẽ phải sử dụng nguyên tắc lợi ích- chi phí để quyết định các kiểm soát liên quan.
(3) Sai phạm của nhân viên. Mọi kiểm soát đều có sự tham gia của con người trong quá trình thực hiện, do đó không thể tránh khỏi những sai sót. Những sai sót này có thể do sự thiếu cẩn trọng, sự yếu kém về kinh nghiệm và năng lực hay sự hiểu sai hướng dẫn của nhân viên.
(4) Sự thông đồng hay gian lận của hai hay nhiều người. Khi này, các kiểm soát sẽ trở nên vô hiệu hóa trong việc ngăn chặn các rủi ro xảy ra (Ví dụ như việc các quản lý yêu cầu nhân viên làm khống giấy tờ để thay đổi thông tin tài chính, hay Ban giám đốc có thể có các thỏa thuận bên ngoài với các nhà cung cấp hay khách hàng, dẫn đến doanh thu hay chi phí khác, nhằm chuộc lợi cá nhân,...)
(5) Các kiểm soát đôi khi không còn thích hợp hoặc bị lạc hậu. Khi xảy ra các tình huống làm thay đổi các rủi ro trong doanh nghiệp, KSNB cần phải phân tích để bổ sung cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên không phải KSNB cũng bổ sung kịp thời. Một số kiểm soát có thể không còn phù hợp với một số rủi ro đã đề ra; mặt khác, việc không bổ sung kịp thời có thể dẫn đến việc bỏ sót hay phát hiện, ngăn chặn các rủi ro.
(6) Các phần mềm máy tính giúp phát hiện sai sót có thể bị khống chế hoặc vô hiệu hóa. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào KSNB là một việc tất yếu, xong nó có thể vô tác dụng nếu như có sự can thiệp từ bên ngoài.
(7) Các nhà quản lý có thể thực hiện suy đoán về phạm vi, mức độ các kiểm soát sẽ áp dụng cũng như mức độ rủi ro quyết định chấp nhận khi thiết kế và thực hiện các kiểm soát.
KSNB là một công cụ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra, tuy nhiên nó chỉ mang tính tương đối chứ không bảo đảm tuyệt đối sự tồn tại và phát triển của một đơn vị. KSNB dù tốt đến đâu đều có những hạn chế và không có khả năng ngăn ngừa toàn bộ các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Tên đơn vị thực tập: Công ty Honda Việt Nam
- Tên đơn vị thực tập bằng tiếng Anh: HONDA VIETNAM COMPANY LTD - Tên viết tắt: HVN
- Mã số thuế: 2500150543 - Website: www.honda.com.vn
Trụ sở chính Văn phòng đại diện Nhà máy thứ ba
+ Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Tel: (84) 211 3868888
+ Hà Nội: Tầng 6-7, Việt Tower, 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (84) 24 6256 7567
+ Khu công Đồng Văn II,
Duy Tiên, Hà Nam
Tel: (84) 2 26396 6666
+ TP. Hồ Chí Minh: Tầng 8, Zen Plaza, 54-56 Nguyễn Trãi, Quận
1, Hồ Chí
Minh
Tel: (84) 28 3925 6949
- Logo của Công ty:
HONDA
The Power of Dreams
Ket luận chương 1
Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận chung về KSNB. Tác giả đã làm rõ khái niệm, mục tiêu của kiểm soát nội bộ; các bộ phận cấu thành nên KSNB; các nguyên tắc thiết kế KSNB và các hạn chế cố hữu của KSNB. Nội dung chương này là nền tảng quan trọng để căn cứ vào đó tác giả tìm hiểu thực trạng và đánh giá KSNB tại công ty Honda Việt Nam sẽ được trình bày ở các chương sau.
22
Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại công ty HONDA Việt Nam 2.1. Khái quát về Honda Việt Nam
Thời gian Mốc lịch sử đáng nhớ
3/1996 Được cấp giấy phép đầu tư
12/1997 Sản xuất chiếc xe máy Super Dream đầu tiên
3/1998 Khánh thành nhà máy Honda Việt Nam
9/1999 Ra mắt xe Future- mẫu xe đầu tiên dành cho thị trường Việt Nam
2/2002 Giới thiệu Wave α
4/2003 Lễ xuất xưởng chiếc xe máy thứ 1 triệu
8/2006 Ra mắt xe ô tô Civic và khánh thành nhà máy sản xuất ô tô 10/2006 Giới thiệu mẫu xe ga hoàn toàn mới Click
9/2011 Lễ xuất xưởng chiếc xe máy thứ 15 triệu
12/2011 Bắt đầu xây dựng nhà máy xe máy số 3 tỉnh Hà Nam 3/2016 Kỷ niệm 20 năm thành lập công ty Honda Việt Nam
10/2018 Lễ khánh thành dây chuyền số 6 tại Hà Nam và Lễ xuất cưởng chiếc xe máy thứ 25 triệu
Bảng 2.1. Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ công ty HONDA Việt Nam
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Honda Việt Nam
Công ty Honda Việt Nam được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1521/GP do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 22 tháng 3 năm 1996 gồm 3 bên:
Công ty Honda Motor Ltd, trụ sử đặt tại 1-1,2 Chome Minamiaoyama, Minato- Ku, Tokyo 107, Nhật Bản.
Công ty Asian Honda Motor Ltd, trụ sở đặt tại tầng 14 tòa nhà Thai Obayashi, Rajdamri road, Bangkok 10330, Thái Lan.
23
Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM), trụ sở tại số 2 phố Triệu Quốc Đạt, Hà Nội.
Năm 1997, Honda Việt Nam xuất xưởng chiếc Super Dream đầu tiên. Đến năm 1998, công ty khánh thành nhà máy Honda Việt Nam và được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nhà máy của Honda Việt Nam là một minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam.
Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty. Chỉ sau 1 năm 5 tháng, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, xây dựng mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006.
Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam với một số mốc lịch sử đáng nhớ:
Bảng 2.2. Các mốc lịch sử đáng nhớ của công ty HONDA Việt Nam
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Honda Việt Nam
Ghi chú: Năm tài chính (Financal year) bắt đầu từ tháng 4 năm trước đến tháng 3
năm nay. Ví dụ năm tài chính 2017 bắt đầu từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.
về lĩnh vực xe máy, theo như Biểu đồ 2.1. Biểu đồ sản lượng và thị phần xe máy
qua các năm tài chính giai đoạn 2017-2019, có thể thấy, Công ty Honda Việt Nam
(HVN) tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu với thị phần rất cao, duy trì ở mức trên 70% và tăng trưởng đều qua các năm. Điều này cho thấy HVN có một lợi thế cạnh tranh rất lớn với các đối thủ cùng ngành và đang ngày một phát triển. Về mặt sản lượng, HVN duy trì mức tăng trưởng trung bình năm ổn định là 7.9%. Đây là một tỉ lệ tăng trưởng rất thuyết phục đối với một lĩnh vực có quy mô lớn như lĩnh vực xe máy của công ty Honda Việt Nam. Đặc biệt trong năm tài chính 2018 ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng ấn tượng với 9%, từ 2.17 triệu chiếc lên 2.38 triệu chiếc. Năm tài chính 2019, sản lượng xe máy của HVN tại thị trường Việt Nam đã lên đến 2.56 triệu chiếc, chiếm tới 76,8% thị phần. 3,500,000 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 0 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ sản lượng và thị phần xe máy qua các năm tài chính giai đoạn 2017-2019
về lĩnh vực ô tô, theo như Biểu đồ 2.2. Biểu đồ sản lượng ô tô qua các năm tài
chính giai đoạn 2017-2019, có thể thấy, về mặt sản lượng, HVN tăng trưởng vượt trội
với mức tăng trưởng trung bình năm là 62%. Đặc biệt trong năm tài chính 2019, mức tăng trưởng sản lượng ô tô của HVN là 150%, từ 12 867 chiếc lên 32 218 chiếc. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ này không chỉ đến từ nhu cầu sử dụng ô tô của Việt Nam tăng mà chủ yếu đến từ sự phát triển, nâng cao lợi thế cạnh tranh của HVN so với các đối thủ cùng ngành. Tuy tham gia thị trường muộn hơn (năm 2006), nhưng HVN có những lợi thế cạnh tranh riêng, hứa hẹn sẽ dần chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ sản lượng ô tô qua các năm tài chính giai đoạn 2017-2019
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và các ngành nghề kinh doanh của công ty Honda Việt Nam
Tôn chỉ của công ty Honda được trình bày lần đầu bằng tiếng Nhật vào năm 1956 và được dịch sang tiếng Anh vào năm 1962, khi hoạt động kinh doanh của Honda mở rộng ra thế giới. Năm 1998, tập đoàn Honda kỷ niệm 50 năm thành lập với tôn chỉ hoạt động được sửa lại như sau: “Duy trì quan điểm toán cầu, chúng ta nỗ lực hết mình nhằm cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhằm thỏa
mán khách hàng trên toán thế giới.” Đây là một điều tuyệt đối cần thiết để các nhân viên Honda có thể hiểu được lý do tồn tại của công ty.
Trong hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam được biết đến như công ty hàng đầu sản xuất xe máy và ô tô có uy tín trên thị trường với những lĩnh vực hoạt động như:
(1) Sản xuất, lắp ráp, mua bán, cho thuê xe máy và xe ô tô mang nhãn hiệu Honda.
(2) Cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng cho xe ô tô và xe máy.
(3) Xuất khẩu và nhập khẩu xe máy và xe ô tô nguyên chiếc, linh kiện, chi tiết phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất ô tô xe máy.
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức của công ty Honda Việt Nam bao gồm: Ban giám đốc và 3 mảng hoạt động chính, dưới mảng sẽ được chia thành các lĩnh vực khác nhau. Ban giám đốc gồm 5 người bao gồm 1 Tổng giám đốc, 1 Phó tổng giám đốc, 2 Giám đốc điều hành và 2 Phó giám đốc. Ban giám đốc này sẽ thực hiện quản lý các hoạt động của HVN được chia làm 3 mảng chính: Mảng kinh doanh, Mảng sản xuất và Mảng hành chính. Mảng kinh doanh có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch kinh doanh để đưa được các sản phẩm của HVN đến tay người tiêu dùng. Mảng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm tạo ra các sản phẩm xe máy, ô tô với chất lượng tốt nhất ra thị trường. Mảng hành chính có nhiệm vụ hỗ trợ hai mảng trên về các khía cạnh như: Đối ngoại, công nghệ thông tin, kế toán,... Mỗi mảng hoạt động lại được chia thành các lĩnh vực khác nhau và các khối tương ứng. Mỗi khối cũng được chia nhỏ thành các phòng với từng chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Hiện nay, HVN có tổng 56 phòng ban chịu sự quản lý của BGĐ. Bên cạnh đó, công ty cũng lập ra các Ủy ban để hỗ trợ các hoạt động của công ty như: Ủy ban rủi ro, Ủy ban bảo mật, Ủy ban an toàn, Ủy ban vui chơi giải trí, Ủy ban đạo đức & Tuân thủ,.
Sơ đồ tổ chức của công ty được thể hiện rõ qua hình sau:
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
STT CÂU HỎI
____________KẾT QUẢ___________
CÓ KHÔNG
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Tính chính trực và hành vi đạo đức
1 Công ty đã xây dựng môi trườngvăn hóa doanh nghiệp và những chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị
53
100
0 0
2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ tại công ty Honda Việt Nam
2.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát
Như đã đề cập ở chương 1, môi trường kiểm soát được coi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các nhận thức kiểm soát của các nhân viên. Đây không chỉ là nhân tố nền tảng trong KSNB mà còn là nhân tố ảnh hưởng đến các nhân tốt khác tạo nên KSNB.
Tính chính trực và hành vi đạo đức: Kết quả của cuộc khảo sát được thể hiện
trong bảng dưới đây. 100% kết quả nhận được cho rằng công ty Honda Việt Nam đã xây dựng được môi trường văn hóa doanh nghiệp và những chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị. Công ty đã ban hành sổ tay về quy tắc đạo đức dựa trên các mối quan hệ với khách hàng, với đối tác kinh doanh, với đồng nghiệp/ môi trường làm việc, với tài sản của công ty, với xã hội, với các tổ chức chính trị và chính quyền, với các cổ đông, nhà đầu tư,... Ví dụ như mối quan hệ với đối tác kinh doanh, công ty quy định việc không nhận từ hoặc cung cấp cho các đối tác những lợi ích dưới hình thức vật chất (bằng tiền mặt hay hình thức khác) hoặc các hình thức giải trí ngoài những gì mà xã hội cho là hợp lý hay nghiêm cấm hành vi sử dụng chức vụ và thẩm quyền của cá nhân để nhận bất kỳ lợi ích bất chính nào từ các bên liên quan.
Bên cạnh đó, những nhân viên thực hiện cuộc khảo sát cũng cho rằng các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo đã làm gương, đi đầu trong việc tuân thủ sự chính trực, đạo đức trong công việc. 100% số người trả lời khảo sát được đào tạo về tính chính trực, hành vi đạo đức ngay từ những ngày đầu học nội quy công ty. Tuy nhiên, việc đào tạo