Vai trò của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 26)

7. Kết cấu đề tài

1.5.2. Vai trò của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp

Trước những lợi ích to lớn và độ phổ biến của TMĐT, hiện nay TMĐT đã trở thành công cụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể như:

- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.

- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.

- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ trong ngành sản xuất ô tô (GM, Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.

- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện bất cứ lúc nào mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.

- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

- Giảm chi phí thông tin liên lạc: email tiết kiệm hơn fax hay gửi thư truyền thống.

- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%).

- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng.

- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.

1.5.3. Vai trò của Thương mại điện tử đối với người tiêu dùng

Ngày nay, những lợi ích to lớn và độ phổ biến của TMĐT không cần phải bàn cãi và đã trở thành công cụ quan trọng đối với người dân. Dưới đây là những lợi ích không hề nhỏ mà TMĐT mang lại cho người tiêu dùng:

- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: TMĐT cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.

- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.

- Giá rẻ hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.

- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn.

- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

- Cộng đồng TMĐT: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. - Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn

hàng khác nhau từ mọi khách hàng.

- Miễn thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng.

1.6. Khái quát về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp của doanh nghiệp

1.6.1. Quan niệm về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.6.1.1. Quan niêm về ứng dung thương mai điên tử trong hoạt đông kinh doanh

Từ các khái niệm về TMĐT đã đề cập ở trên, có thể thấy, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh là việc sử dụng các phương tiện điện tử để triển khai thương mại. Nói cách khác, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh là thực hiện quy trình cơ bản và quy trình khác của giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể. Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm tìm kiếm (mua gì, ở đâu...), đánh giá (có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra sao...), giao hàng, thanh toán và xác nhận. Các quy trình khác của một giao dịch thương mại gồm diễn tả (mô tả hàng hóa, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng), hợp thức hóa (thỏa thuận là hợp pháp), nâng cao uy tín và giải quyết tranh chấp. Tất nhiên, có những quy trình không thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng hóa ở dạng vật thể (máy móc, thực phẩm...), song quá trình của giao dịch nếu có thể thực hiện trên mạng thì đều có thể tiến hành bằng phương tiện điện tử.

Tóm lại, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh là quy trình kinh doanh sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa, liên quan đến các tổ chức hay cá nhân.

1.6.1.2. Quan niêm về ứng dụng thương mại điên tử trong hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp

Dưới góc độ doanh nghiệp, TMĐT bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp theo định nghĩa về TMĐT của UNCTAD: “TMĐT là việc thực hiên toàn bô hoạt đông kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiên điên tử”.

Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.

Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh.

1.6.2. Hình thức ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp doanh nghiệp

Có hai hình thức ứng dụng TMĐT chủ yếu mà doanh nghiệp sử dụng là hoạt động TMĐT qua website/ứng dụng di động hoặc qua các sàn giao dịch TMĐT.

1.6.2.1. Website ứng dung di đông:

Là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Website TMĐT sử dụng mô hình kinh doanh: Bán trực tiếp với khách hàng (Direct sale D2C).

Vì sử dụng mô hình kinh doanh bán trực tiếp với khách hàng nên hình thức này được nhiều DN triển khai để chủ động hơn trong việc phân phối và kiểm soát đơn hàng... Một số doanh nghiệp lớn đã triển khai hình thức website TMĐT như: Thế giới di động, Điện máy xanh, Bách hoá xanh, FPT Shop. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm. cũng thường xây dựng cho mình một website riêng có chức năng mua hàng, thanh toán.

Mục đích xây dựng và hình thành website TMĐT sẽ phụ thuộc lớn vào chiến lược phát triển của công ty, tránh nguy cơ lệ thuộc vào các sàn TMĐT.

1.6.2.2. Sàn giao dịch thương mại điện tử

Sàn giao dịch TMĐT được hiểu là website cung cấp dịch vụ TMĐT. Thông qua sàn giao dịch TMĐT, các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu

website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nói cách khác, sàn giao dịch TMĐT là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trực tuyến của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau trên cùng một website.

Sàn giao dịch TMĐT sử dụng mô hình kinh doanh: - Khách hàng với Khách hàng (C2C);

- Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C);

- Bán trực tiếp với Khách hàng (Direct sale D2C).

Hình thức này hiện được triển khai bởi những cái tên quen thuộc như: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada...

1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh của DN hiện nay, việc ứng dụng TMĐT đã trở nên ngày một phố biến. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có thể thực hiện việc ứng dụng TMĐT trong toàn bộ hoạt động kinh doanh hoặc DN đã ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh nhưng chưa đạt được kết quả tích cực. Do đó, DN cần tìm hiểu và nắm bắt rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh để xây dựng kế hoạch, giải pháp giúp tăng cường việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh.

1.6.3.1. Hệ thống pháp lý

TMĐT ngày càng phát triển thì yêu cầu xây dựng cơ sở pháp lý ngày càng cấp thiết để đảm bảo cho phát triển TMĐT được bền vững. Việc hiểu biết các quy định của pháp luật về TMĐT sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh đúng luật, hạn chế được rủi ro pháp lý... Hiện nay, nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới cũng đã ban hành các luật mẫu, văn bản quy phạm, hướng dẫn quốc tế liên quan tới hoạt động TMĐT mà các doanh nghiệp cần quan tâm như:

- Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL (Model Law on E-commerce) (1996); - Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL (Model Law on E-signature)

Khung pháp lý về giao dịch điện tử tại một số quốc gia lớn: - Châu Âu:

• Chỉ thị số 1999/93/EC về chữ ký điện tử;

• Chỉ thị số 2000/31/EC về TMĐT. - Hoa Kỳ:

• Luật thống nhất về giao dịch điện tử (Uniform Electronic Transactions Act - UETA);

• Luật chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và quốc tế (E-SIGN). Một số nước châu Á:

- Singapore: Luật giao dịch điện tử năm 1998; - Malaysia: Luật chữ ký số năm 1997;

- Hàn Quốc: Luật giao dịch điện tử 1999 (Electronic Transaction Basic Art - ETBL); Luật chữ ký điện tử năm 1999 (ESA).

1.6.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuât - công nghê

TMĐT ra đời là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hóa và công nghệ thông tin mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử. Do đó, quá trình TMĐT diễn ra có hiệu quả khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ đã vững chắc. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ bao gồm các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, của Nhà nước và liên kết với các tiêu chuẩn của quốc tế, kỹ thuật ứng dụng, thiết bị ứng dụng không chỉ riêng từng doanh nghiệp mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách như một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực và toàn cầu trên nền tảng của Internet. Trong đó, hệ thống Internet này bao gồm các phân mạng, hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu, dữ liệu phải tới được từng cá nhân người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ của TMĐT phải bảo đảm tính kinh tế. Ở đây, tính kinh tế được thể hiện qua việc chi phí của hệ thống thiết bị kỹ thuật và chi phí về dịch vụ truyền thông phải ở mức hợp lý nhằm đảm bảo cho các tổ chức, DN lẫn cá nhân đều có khả năng chi trả, giá cả của các hàng hóa, dịch vụ thực hiện thông qua TMĐT không quá chênh lệch so với thương mại truyền thống.

1.6.3.3. Cơ sở hạ tầng nhân lực

Để có thể ứng dụng TMĐT hiệu quả, DN cần phải sở hữu nguồn nhân lực có trình độ cao. Yeu tố cấu thành cơ sở hạ tầng nhân lực của TMĐT trong DN trước hết phải là đội ngũ các chuyên gia về tin học bởi họ thường xuyên cập nhật những kiến thức về công nghệ thông tin và có khả năng ứng dụng trong DN với điều kiện kinh doanh cụ thể. Một đội ngũ chuyên gia tin học tốt sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ cho DN. Ngoài ra, các nhà kinh doanh, nhà quản lý, nhân viên cũng phải có trình độ nhất định về tin học và công nghệ, ngoại ngữ, kỹ năng giao dịch trực tuyến để có thể hoạt động trong một DN có ứng dụng TMĐT.

1.6.3.4. Cơ sở hạ tầng thanh toán

Một trong những chức năng quan trọng của các trang web TMĐT chính là việc tiến hành hoạt động thanh toán trực tuyến thông qua mạng Internet. Cơ sở hạ tầng thanh toán tiên tiến, hiện đại sẽ nâng cao chất lượng của hoạt động TMĐT. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc, giúp cho các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế được diễn ra an toàn và nhanh chóng, góp phần thúc đẩy thanh toán trong TMĐT và tăng trưởng kinh tế.

Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động phục vụ các giao dịch thanh toán bán lẻ với khả năng thanh toán theo thời gian thực, hoạt động 24/7, xử lý giao dịch đa kênh, đa phương tiện hiện đang được thử nghiệm để đưa vào vận hành chính thức phục vụ nhu cầu chuyển tiền, giao dịch thanh toán bán lẻ, thanh toán các dịch vụ tiện ích, phục vụ tốt cho việc phát triển thanh toán trực tuyến trong khu vực dân cư.

Thanh toán trong lĩnh vực TMĐT có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như: - Thanh toán bằng thẻ: Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế; thẻ ghi nợ nội địa; - Thanh toán bằng séc trực tuyến;

- Thanh toán bằng ví điện tử;

1.6.3.5. Vấn đề bảo mât, an toàn

Một số vấn đề bảo mật, an toàn có thể ảnh hưởng tới hoạt động TMĐT của DN bao gồm:

Tấn công giả mạo (Phishing): Là một loại tội phạm công nghệ cao sử dụng email, tin nhắn pop-up hay trang web để lừa người dùng cung cấp các thông tin cá nhân nhạy cảm như thẻ tín dụng, mật khẩu, số tài khoản ngân hàng. Thông thường, các tin tặc thường giả mạo các công ty nổi tiếng để yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin nhạy cảm. Kẻ giả mạo thường hướng tới những khách hàng của ngân hàng và người tiêu dùng thường xuyên mua sắm trực tuyến.

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 26)