Hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 65 - 67)

7. Kết cấu đề tài

2.2.3. Hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19

Trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề. Việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp và giãn cách xã hội nhằm hạn chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung lao động, hoạt động kinh doanh, giao thông - vận tải. Thậm chí, các ngành dịch vụ buộc phải đóng cửa bao gồm nhà hàng, khách sạn, du lịch, thương mại bán lẻ khiến các DN đứng trước nguy cơ phá sản.

Mặt khác, sau một khoảng thời gian nắm bắt xu hướng và đối phó với dịch bệnh, có thể nói, tuy dịch Covid-19 gây ra nhiều thiệt hại nhưng cũng chính là “cú huých” đáng kể đối với TMĐT Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2020 dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt 5,059.8 nghìn tỷ đồng, tăng 12.23% so với cùng kỳ năm 2019.

Xét theo ngành hoạt động năm 2020 so với năm 2019, doanh thu hàng hóa bán lẻ đạt 3,996 nghìn tỷ đồng, chiếm 79% tổng mức và tăng 6.8%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 510.4 nghìn tỷ đồng, chiếm 10.1% tổng mức và giảm 12.97%.

So với cùng kỳ năm 2019, doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 17.9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0.3% tổng mức và giảm 59.5%. Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 534.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10.6% tổng mức và giảm 4.0%.

Giai đoạn 2016 - 2020, nhìn chung, với sự tăng trưởng nhanh, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã cùng với xuất khẩu và đầu tư đã góp phần vào đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Bên cạnh đó, việc DN sử dụng các công cụ trực tuyến nhằm mục đích thương mại đã đem lại hiệu quả đáng kể cho DN (biểu đồ 2.21). Trong đó, MXH vẫn là một kênh đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho DN trong nhiều năm. Năm 2020 có 37% DN đánh giá cao hiệu quả kinh doanh thông qua các MXH. Tiếp sau đó là website của DN và ứng dụng di động là hai đối tượng được DN đánh giá là đem lại hiệu quả cao ở mức ngang nhau (23%).

Tỷ lệ DN sử dụng sàn giao dịch TMĐT đang tăng dần lên, tuy nhiên, để đem lại hiệu quả kinh doanh cao trên nền tảng này, DN cần tích cực đầu tư thêm vào các giải pháp kinh doanh hiệu quả trên sàn, hiện mới có 19% DN kinh doanh đạt hiệu quả cao thông qua nền tảng này.

Biểu đồ 2.21: Hiệu quả của việc bán hàng qua các công cụ trực tuyến (đơn vị: %)

■ Thấp

Trung bình

DN. Tuy nhiên, còn nhiều trở ngại để tăng số DN sẵn sàng triển khai việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh bởi nguồn nhân lực và vật lực của DN.

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 65 - 67)