Các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 38)

7. Kết cấu đề tài

1.6.4. Các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động

doanh của doanh nghiệp

Qua nghiên cứu tổng quan các tài liệu tham khảo, tác giả nhận thấy một số tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT của DN được đề xuất trong “Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển TMĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” có tính ứng dụng cao đối với đề tài đang nghiên cứu. Dựa vào đó, tác giả đưa ra 3 tiêu chí đánh giá việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN như sau: Khả năng sẵn sàng ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN, Mức độ ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN và Hiệu quả ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19.

1.6.4.1. Khả năng săn sàng ứng dung thương mai điên tử trong hoạt đồng kinh doanh của doanh nghiệp

Khả năng sẵn sàng ứng dụng TMĐT là tiêu chí giúp trả lời câu hỏi rằng liệu các DN có đủ khả năng để triển khai việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của họ hay không. Tiêu chí này được thể hiện qua 2 chỉ tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng nhân lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ, trong đó:

Tỷ lệ nhân viên chuyên trách TMĐT là chỉ tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng nhân lực của DN. Đây là một trong những yếu tố thể hiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ TMĐT của các DN, được phân tích theo quy mô DN và theo lĩnh vực kinh doanh.

Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di đồng là chỉ tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ, thể hiện tình hình đầu tư vào TMĐT của DN. Đầu tư cho ứng dụng TMĐT có thể bao gồm đào tạo nhân lực, mua sắm thiết bị công nghệ, xây dựng phần cứng, thuê dịch vụ phát triển website, ứng dụng di động, ...). Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động được phân tích theo quy mô DN.

1.6.4.2. Mức đồ ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt đồng kinh doanh của DN

Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT của DN bao gồm:

Tỷ lệ doanh nghiệp có kênh bán hàng trực tuyến (mức đồ thấp) như: website riêng, sàn giao dịch TMĐT, xây dựng ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động. Những chỉ tiêu này đều góp phần thể hiện sự hiện diện của DN trên môi trường internet. Tỷ lệ DN có website riêng hoặc tham gia sàn giao dịch TMĐT hay có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động càng lớn thì sự hiện diện của DN trên môi trường internet càng cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ cập nhật thông tin lên website là chỉ tiêu thể hiện “sức sống”, mức độ hoạt động thường xuyên của DN trên website. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ DN hoạt động TMĐT rất sôi nổi và ngược lại. Tuy nhiên, sự hiện diện của DN trên môi trường internet là điều tất yếu trong bối cảnh hiện nay nên các tỷ lệ này chỉ thể hiện mức độ thấp trong việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN.

Tỷ lệ DN nhận đơn đặt hàng và tiến hành đặt hàng qua các công cụ trực tuyến (mức đồ trung bình). Trước đây, các DN muốn thực hiện việc đặt hàng hay nhận đơn

đặt hàng thường phải gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi qua thư từ, điện thoại. Hiện tại, với sự xuất hiện của các công cụ trực tuyến (email, website, sàn giao dịch TMĐT), việc nhận đơn đặt hàng và tiến hành đặt hàng được triển khai rất nhanh chóng, thuận tiện. Tỷ lệ này thể hiện mức độ vừa trong việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN.

Tỷ lệ các phần mềm quản lý mà DN sử dụng (mức độ cao): Các phần mềm quản lý được đề cập đến là phần mềm Quản lý nhân sự; phần mềm Kế toán, tài chính; Quản lý chuỗi cung ứng (SCM); Quản lý quan hệ khách hàng (CRM); Hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp (ERP). Việc DN sử dụng các phần mềm quản lý này thể hiện mức độ ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh ở mức cao. DN không chỉ có nhận thức về các công cụ quản lý trực tuyến mà còn sử dụng chúng trong hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ DN sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử (mức độ rất cao): Trong bối cảnh thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế số, các DN sẽ không chỉ ứng dụng TMĐT trong việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, thanh toán đơn hàng mà còn sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại.

Khoản 1, Điều 21, Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định: “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.”

Bên cạnh đó, Điều 33, Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”

Cả chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử đều được Luật Giao dịch điện tử 2005 ghi nhận là có tính pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng.

Tỷ lệ DN sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử là tỷ lệ thể hiện mức độ ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN là rất cao.

1.6.4.3. Hiêu quả ứng dung thương mai điên tử trong hoạt đồng kinh doanh của các doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19

thể nói, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh không chỉ đem lại lợi ích cho DN, giúp tăng trưởng lĩnh vực thương mại mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Hoạt động thương mại nói chung hay TMĐT nói riêng đều là tài sản tạo ra doanh thu cho DN. Việc DN hoạt động thương mại qua website hoặc ứng dụng di động có thể tạo ra doanh thu từ các giao dịch của khách hàng với DN hoặc qua các đại lý bán hàng hóa, dịch vụ; doanh thu từ quảng cáo trên website/ứng dụng di động, nguồn thu khác.

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 38)