7. Kết cấu đề tài
2.2.1. Khả năng sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của DN
Khả năng sẵn sàng ứng dụng TMĐT của DN được phản ánh qua nguồn nhân lực và vật lực của DN, cụ thể là các nhân tổ Tỷ lệ nhân viên chuyên trách TMĐT (nhân lực) và Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động (vật lực).
2.2.1.1. Tỷ lệ nhân viên chuyên trách thương mại điện tử
Ket quả khảo sát các DN của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy, tỷ lệ DN có lao động chuyên trách về TMĐT có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 - 2020 (biểu đồ 2.8). Năm 2018, với xu thế hội nhập nền kinh tế,
kinh doanh trực tuyến đã được triển khai và duy trì ở một số DN, tỷ lệ DN có lao động chuyên trách về TMĐT đạt 28%. Năm 2019, do sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, tỷ lệ DN có lao động chuyên trách về TMĐT chỉ ở mức 27%. Năm 2020, tỷ lệ này chỉ chiếm 23%, thấp hơn năm 2019 khoảng 4%. Một phần nguyên nhân cũng do tác động lớn của đại dịch Covid-19 và áp lực về duy trì tài chính. Đầu năm 2020, Covid-19 đã lây lan tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam dẫn đến lệnh giãn cách xã hội, trường học và nơi làm việc phải đóng cửa ngừng hoạt động, thậm chí là bị cách ly, phong tỏa; người dân hạn chế di chuyển và bị cấm tụ tập đông người. Từ đó, các DN ngừng hoạt động hoặc phải chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến. Điều này đã gây bất lợi cho rất nhiều DN bởi doanh thu tụt dốc trong mùa dịch nhưng chi phí duy trì văn phòng, cơ sở vật chất vẫn phải chi trả, năng suất làm việc giảm do DN chưa kịp thích nghi với hình thức làm việc trực tuyến. Do đó, việc cắt giảm biên chế và kiêm nhiệm nhiều vai trò đã được các DN triển khai để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn này.
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về TMĐT giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: %)
thuật - công nghệ được đảm bảo về chất lượng, quy mô, ưu đãi lớn sẽ dễ thu hút nguồn nhân lực chuyên trách về TMĐT hơn.
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT của DN phân theo quy mô năm 2020 (đơn vị: %)
SMIi I Duanh nghiệp Itm
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021
Xét về lĩnh vực kinh doanh (biểu đồ 2.10), Nghệ thuật, vui chơi, giải trí - Thông tin, truyền thông là hai lĩnh vực có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao nhất, chiếm lần lượt là 45% và 42% trên tổng số DN tham gia khảo sát trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tiếp theo sau đó là lĩnh vực Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (38%) và Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ (31%).
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ DN có lao động chuyên trách về TMĐT phân theo lĩnh vực (đơn vị: %)
thì sẽ không có cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ, phần cứng tốt sẽ tác động tích cực đến chất lượng ứng dụng công nghệ của DN.
Từ năm 2018 đến năm 2020, các DN đã ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của phần cứng nên có xu hướng đầu tư tăng dần. Năm 2018, chi phí mua sắm, trang bị cho phần cứng chỉ chiếm 39%. Năm 2019, chi phí này có tăng nhẹ lên 40%. Năm 2020 có tới 43% nguồn kinh phí được ưu tiên đầu tư vào phần cứng, trong khi khó khăn về nguồn nhân lực vẫn là trở ngại lớn nhưng mới có 19% nguồn ngân sách được ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho mảng này trong tổng ngân sách đầu tư (biểu đồ 2.11).
Biểu đồ 2.11: Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và TMDT giai đoạn 2018 - 2020 (đơnvị: %)
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021
Về tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động trên tổng vốn đầu tư cho TMĐT giai đoạn 2018 - 2020 (biểu đồ 2.12), đa số các DN đều có tỷ lệ này ở mức rất thấp theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM). Năm 2018, có tới 62% DN cho biết mới đầu tư cho các hoạt động này dưới 20% trong tổng ngân sách chung chi cho TMĐT; 29% DN đầu tư từ 20 - 50% và chỉ có 9% DN đầu tư lớn hơn 50%. Năm 2019, tình hình này chỉ cải thiện rất ít bởi vẫn còn 60% DN mới đầu tư dưới 20% và mỗi chỉ tiêu còn lại chỉ tăng 1%. Đến năm 2020, khi rất nhiều DN chuyển sang hướng kinh doanh trực tuyến thì tỷ lệ đầu tư vận hành website/ứng dụng di động trên tổng vốn đầu tư cho TMĐT đã tăng 3% so với năm 2019. Trong khi đó, mới có 6% DN cho biết có đầu tư trên 50% trong tổng số ngân sách của TMĐT để chi cho các hoạt động đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động. Tỷ lệ này đã giảm hẳn 4% so với năm 2019.
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ đầu tư, xây dựng, vận hành website/ứng dụng di động giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: %)
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021
Xét về quy mô (biểu đồ 2.13), nhóm DN lớn trên 300 lao động luôn có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào việc xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động cho DN. Đặc biệt, tỷ lệ DN lớn đầu tư trên 50% vào các hoạt động này cao hơn cả nhóm SME trong năm 2020 vừa qua khoảng 3%.
Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động phân theo quy mô doanh nghiệp năm 2020 (đơn vị: %)