7. Kết cấu đề tài
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, xuất phát từ nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế có nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội để các DN phát triển. Đồng thời, ngành TMĐT nói chung và các DN ứng dụng TMĐT nói riêng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Với một nền kinh tế đang phát triển, việc mở cửa để hội nhập là điều cần thiết, do đó các DN Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh không chỉ đến từ các DN trong nước mà còn từ cả các DN nước ngoài, nhất là khi các DN nước ngoài cũng tích cực nhắm vào những tỉnh thành có điều kiện kinh tế phát triển thuận lợi, chất lượng sống của người dân cao kéo theo nhu cầu tiêu dùng của họ cũng đa dạng. Đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nằng. Từ đó dẫn đến khoảng cách chênh lệch trong phát triển TMĐT giữa các địa phương.
Hai là nguồn nhân lực của DN chưa đạt yêu cầu.
Việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các DN đòi hỏi nhân lực phải có các điều kiện về năng lực kỹ thuật, tin học, công nghệ rất cao. Bản thân các DN cũng gặp không ít khó khăn trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân lực sao cho phù hợp với yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tin học, công nghệ. Trong ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh, kỹ năng quản trị sàn giao dịch TMĐT và website có thể nói là kỹ năng quan trọng nhất. Vì vậy, đây cũng là kỹ năng gây khó khăn nhiều nhất trong việc tuyển dụng lao động của các DN.
Ba là do trình độ dân trí còn hạn hẹp.
Trình độ dân trí của người dân chưa đồng đều, đối với khách hàng, việc đặt hàng, thanh toán cũng cần phải có kỹ năng về công nghệ để họ có thể thực hiện qua máy tính, laptop hay điện thoại thông minh. Do đó, khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí. Sự hiểu biết về TMĐT và những tiện ích mà TMĐT mang lại cho bản thân người dùng cũng như toàn xã hội là nhân tố góp phần tác động đến ý định triển khai việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN.
Bốn là nguyên nhân đến từ khả năng của DN.
Một DN kinh doanh có hình ảnh thương hiệu uy tín, quy mô hoạt động lớn sẽ có nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh với bối cảnh dịch Covid-19 hiện tại. Từ đó, DN sẽ chú trọng đầu tư cho website riêng hoặc tích cực tham gia sàn giao dịch TMĐT để đưa sản phẩm của mình tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Ngược lại, DN nhỏ lẻ chưa có khả năng đầu tư chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến sẽ có xu hướng suy thoái, khó duy trì hoạt động kinh doanh và dần biến mất khỏi thị trường.
Năm là do tâm lý người tiêu dùng.
Nhóm đối tượng khách hàng trung niên thường có suy nghĩ tương đối truyền thống, tâm lý e ngại việc đặt hàng online. Một mặt, việc đặt hàng online khiến nhóm khách hàng này cảm thấy không thoải mái khi không được lựa chọn, trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ trực tiếp. Mặc khác, nhiều khách hàng lo sợ việc thanh toán trực tuyến sẽ có khả năng bị lộ thông tin cá nhân hoặc bị lừa đảo, thanh toán nhưng không nhận được hàng nên việc dùng tiền mặt để thanh toán vẫn là sự ưu tiên hàng đầu về độ an toàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hết chương 2, chúng ta đã có một cái nhìn khái quát chung về thương mại điện tử tại Việt Nam, trong đó có tổng quan về tình hình thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2020; hệ thống các cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử tại Việt Nam bao gồm kinh tế, pháp lý, kỹ thuật - công nghệ, thanh toán, nhân lực. Bên cạnh đó, chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn từ 2018 - 2020, đồng thời đưa ra các đánh giá về thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẪY VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM