Cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 47 - 53)

7. Kết cấu đề tài

2.1.2. Cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử tại Việt Nam

2.1.2.1. Cơ sở ha tầng kinh tế

Đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, yếu tố về kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng khiến các DN luôn phải theo dõi để nắm bắt thông tin, cập nhật tình hình thị trường để đưa ra các kế hoạch kinh doanh hợp lý. Cơ sở hạ tầng kinh tế có liên quan đến thu nhập của người dân. Thu nhập đó có ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán và tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cho việc ứng dụng TMĐT.

Tốc đô tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân liên quan trực tiếp đến không chỉ sự gia tăng hay thu

hẹp quy mô phát triển mà còn cơ cấu phát triển của ngành thương mại và cơ cấu hàng hóa lưu chuyển trên thị trường. Chính sự tăng trưởng về quy mô và cơ cấu hàng hóa kinh doanh sẽ tác động và làm thay đổi hình thức giao dịch kinh doanh, trong đó có TMĐT.

Thực tế, giai đoạn từ năm 2016 - 2020 là giai đoạn Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhiều nhất và toàn diện nhất với nền kinh tế được cải thiện tích cực cả về chất lượng và quy mô, mở rộng quan hệ quốc tế, vị thế trên thế giới được củng cố và nâng cao.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP): “Việt Nam đã tạo ra một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo. GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 5.9%/năm và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 33.6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên 45.2% giai đoạn 2016 - 2020. Năm 2020, kinh tế Việt Nam có quy mô đứng thứ 40 trên thế giới, thứ 4 trong ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và bình quân GDP/người, đứng thứ 6 trong ASEAN.

Cũng trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của Việt Nam đạt 5.8%/năm. Hệ số ICOR giảm xuống còn khoảng 6.1%.

Các cân đối lớn của nền kinh tế cũng được cải thiện đáng kể khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 5% trong suốt 7 năm liền kể từ năm 2014; giai đoạn 2015 - 2020, dự trữ ngoại hối tăng từ 28 tỷ USD lên hơn 90 tỷ USD.

Lạm phát: Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế sẽ gây tác động trực tiếp đến xu hướng đầu tư và tiêu dùng, thu nhập, tích lũy và khả năng cân đối tiền - hàng trong thương mại.

Theo Tổng cục thống kê: “Lạm phát cơ bản tháng 4/2021 tăng 0.07% so với tháng trước và tăng 0.95% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0.74% so với bình quân cùng kỳ năm 2020."

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý

Tính đến thời điểm này, Quốc Hội đã ban hành một số văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến giao dịch TMĐT như Luật Thương mại (2005), Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật CNTT (2006), Luật Quảng cáo (2014), Bộ Luật Dân sự (2015),

39%

Luật Sở hữu trí tuệ (2019),... Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành các nghị định quan trọng về quản lý TMĐT như iiNghi định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử”, iiNghi định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,.

Có thể thấy, nhiều văn bản luật và dưới luật về TMĐT đã được các cơ quan nhà nước ban hành. Tuy nhiên, văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhằm điều chỉnh các quan hệ trong TMĐT hiện vẫn chưa được ban hành dẫn đến nhiều lỗ hổng như thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử, thiếu nhất quán trong quy định đối với thông điệp dữ liệu định dạng hoặc chưa rõ ràng về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ, thiếu quy định về việc giao kết và hợp đồng điện tử (ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam). Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19 đã khiến các giao dịch TMĐT tăng lên đột biến, lượng người bán xuất hiện trên các sàn giao dịch điện tử ngày càng nhiều dẫn đến việc nảy sinh những hành vi lợi dụng hoạt động TMĐT để vi phạm pháp luật.

Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: "Để xử lý các vụ vi phạm phải có chứng cứ cụ thể, nhưng hiện nay 99% các giao dịch trên mạng không có hóa đơn, chứng từ. Ngoài ra, kinh doanh qua MXH như Facebook, Zalo chưa được kiểm soát hiệu quả, nhất là đối với các MXH chưa có đại diện pháp luật tại Việt Nam.”

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ

Hoạt động của DN hiện nay chịu sự tác động không nhỏ của CNTT, trong đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến công tác quản trị cũng như hiệu quả hoạt động của DN.

Theo thống kê của Ookla - một công ty sở hữu công cụ đo Speedtest nổi tiếng thế giới cho biết: "Mạng Internet băng thông rộng tại Việt Nam đã đạt tốc độ 47.66 Mb/giây trong tháng 4 năm 2020. Mặc dù thấp hơn mức trung bình của thế giới (74.74 Mb/giây), nhưng cũng đã tăng 5 bậc và xếp thứ 59 trên toàn thế giới.

Theo Báo Cáo Kỹ Thuật Số Việt Nam năm 2021 của We Are Social và Hootsuite, hiện đang có 68,72 triệu người đang sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2021. Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới internet đã tăng khoảng 551 nghìn (hơn 0.8%) kể từ tháng 01/2020 tính đến hết tháng 01/2021.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã chỉ ra: “Cơ cấu đầu tư cho hạ tầng CNTT của DN có sự thay đổi theo hướng tích cực trong năm 2019.” So với năm 2018, các DN đã chú trọng đầu tư vào phần cứng máy tính làm nền tảng vững chắc cho các hoạt động trực tuyến. Tính đến năm 2019, tỷ lệ DN đầu tư vào phần cứng tăng nhẹ 1% so với năm 2018 (biểu đồ 2.5).

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp (đơn vị: %)

2019

40%

■ Phán cứng ■ Phán mém ■ Nhãn sự, d⅛0 tạo aKhỂc

Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2020

Có thể thấy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ của Việt Nam hiện đang ngày càng được cải thiện để làm nền tảng vững chắc góp phần phát triển TMĐT Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, các NHTM đã chú trọng vào đầu tư, cập nhật và phát triển hệ thống thanh toán nội bộ, quản lý tập trung. Nhờ đó, các NHTM có thể cung ứng dịch vụ, phương tiện thanh toán đa dạng, hiện đại, tiện lợi, mở rộng phạm vi cung ứng trên toàn quốc. Các công nghệ mới trong thanh toán như mã hóa thông tin thẻ, sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, công nghệ mPOS... được các ngân hàng nghiên cứu, hợp tác và ứng dụng. Đặc biệt, việc thanh toán bằng QR Code gắn với đẩy mạnh thanh toán qua điện thoại di động rất phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới và hành vi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy thanh toán qua điện thoại di động, các NHTM đã tích cực phối hợp với các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ tích hợp ứng dụng Mobile banking với họ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng khi sử dụng.

Ngày 09/12/2019, Chính phủ đã khai trương, đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia. Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến, theo đó người dân, DN có thể sử dụng tài khoản của các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính; dịch vụ công.

Theo số liệu đến cuối tháng 8 năm 2020 (Tạp chí ngân hàng), số lượng giao dịch thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng đến 980.9%, đạt 682.3 triệu món với tổng giá trị đạt 7.2 triệu tỷ đồng, tăng 793.6%. Thanh toán qua kênh Internet tăng 262.5% đạt 282.4 triệu món giao dịch với tổng giá trị giao dịch 17.4 triệu tỷ đồng, tăng 353.1%. Có 75 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Số tài khoản cá nhân đạt 95.6 triệu tài khoản. Tổng lượng thẻ lưu hành đạt 109 triệu thẻ. Mạng lưới ATM (Automatic Teller Machine - Máy rút tiền tự động), POS phủ sóng đến tất cả địa bàn các tỉnh trên cả nước với 19,541 máy ATM và 274,539 máy thanh toán POS.

2.1.2.5. Cơ sở hạ tầng nhân lực

Trong nhiều năm liền, nguồn nhân lực cho TMĐT, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là hạn chế lớn gây cản trở cho quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam. Tốc độ phát triển nhanh của ngành TMĐT tại Việt Nam tỷ lệ thuận với nhu cầu về nguồn nhân lực. Trên thế giới, nguồn nhân lực cho ngành TMĐT đều được đào tạo

một cách chính quy tại các trường đại học hay cao đẳng có chương trình học về TMĐT.

Ở Việt Nam hiện nay, tại một số trường đại học cũng đã và đang đào tạo cử nhân chuyên ngành TMĐT. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ phát triển và nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực cho ngành này thì hiện tại vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu. Vì theo báo cáo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong năm 2020, có đến 32% người lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT. Tỷ lệ này đã tăng dần trong 3 năm gần đây do nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực (biểu đồ 2.6).

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT (đơn vị: %)

Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021

Hiện nay, nguồn nhân lực về TMĐT ở nước ta thực sự đang thiếu hụt cả về lượng và chất. Đa số các ứng viên trong lĩnh vực này chưa được đào tạo chính quy, chuyên sâu. Ví dụ, kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch TMĐT đang là nhu cầu lớn đối với các DN nhưng theo khảo sát của VECOM, có 46% DN gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này (biểu đồ 2.7). Ngoài ra, DN cũng gặp không ít

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động cho các nhóm kỹ năng (đơn vị: %)

Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 47 - 53)